TENLUAPB
TENLUAPB

TENLUAPB

12 أفراد

#pbnga #phaotuhanh #2S19
Pháo tự hành 2S19 Msta-S

Quân đội Nga sử dụng 2S19 từ năm 1989. Nó được trang bị pháo chính 152 mm với chiều dài nòng bằng 47 lần cỡ đạn. Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn bán tự động, tốc độ bắn khoảng 7 viên một phút.

Pháo có tầm bắn tối đa khoảng 30 km. Đặc biệt, nó có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác đến 90% bằng đạn pháo dẫn hướng laser Krasnopol tầm bắn 40 km. Theo Military-today, quân đội Nga có khoảng 550 2S19 trong biên chế. Ngoài ra, lựu pháo này còn được xuất khẩu cho Azerbaijan, Belarus, Ethiopia, Gruzia, Ukraine và Venezuela.

Hỏa lực mạnh, độ cơ động cao, cùng giá thành hợp lý khiến 2S19 Msta-S được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành tốt nhất hiện nay.

.Theo Bộ Quốc phòng Nga, nhóm khủng bố tấn công vào căn cứ quân sự Nga tại Hmeymim (Syria) hôm 31-12-2017 nằm trong tỉnh Idlib và nhóm phiến quân này đã bị tiêu diệt bởi một chiến dịch đặc biệt.

"Trong giai đoạn cuối của chiến dịch, một nhóm lính đặc nhiệm Nga đã định vị được nhóm phiến quân nằm ở gần biên giới phía tây của tỉnh Idlive. Chờ đến khi những tên khủng bố tới tập trung ở một căn cứ nơi chúng chuẩn bị lên một chiếc xe buýt nhỏ, cả nhóm này đã bị tiêu diệt bởi một viên đạn pháo Krasnopol có điều khiển chính xác", BQP Nga tiết lộ.

"Tình báo quân sự Nga đã phát hiện ra địa điểm mà những kẻ khủng bố lắp ráp và chứa các máy bay không người lái ở tỉnh Idlib. Vị trí này ngay lập tức đã bị phá hủy bởi đạn pháo Krasnopol có điều khiển chính xác". Loại đạn mà Nga sử dụng để phá hủy các mục tiêu là 2K25 Krasnopol 152 mm điều khiển bằng laser, chỉ cần duy nhất 1 phát đạn cho một mục tiêu. Trong 2 đòn tập kích chóng vánh kể trên thì pháo binh Nga chỉ sử dụng có đúng 2 viên đạn pháo là đã phá hủy toàn bộ mục tiêu của phiến quân.

Các viên đạn pháo 2K25 Krasnopol nói trên dường như đã được bắn bởi một khẩu đội pháo tự hành 2S19 Msta-S cỡ nòng 152 mm được Nga âm thầm chuyển tới Syria từ năm ngoái

image

#pbnga #phaophanluc #TOS1A
Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A

TOS-1A là hệ thống phóng rocket và phóng đạn nhiệt áp 24 nòng cỡ 220mm đặt trên phần khung thường được sử dụng cho chiến tăng chủ lực T-72.TOS-1A có khả năng phóng đạn nhiệt áp tạo thành “đám mây” dung dịch gây cháy bao quanh mục tiêu và kích hoạt dung dịch này tạo thành một vụ nổ lớn.
Tác động của vụ nổ này là “hết sức kinh hoàng” bởi sức ép của nó kéo dài rất lâu và sóng nhiệt tạo ra nóng hơn và kinh khủng hơn bất kỳ đầu đạn truyền thống nào.

Đó là còn chưa tính đến việc toàn bộ số oxy tại khu vực đó nhanh chóng “bị nuốt chửng” tạo ra một vùng chân không khiến cho binh sĩ đối phương ẩn nấp trong boongke hoặc các hang động chết ngạt.
Hỏa lực của một hệ thống TOS-1A thậm chí còn mạnh hơn cả nhiều hệ thống pháo tự hành cộng lại. Việc tiếp đạn cho TOS-1A diễn ra nhanh hơn nhiều so với các hệ thống phóng rocket truyền thống. Hiện TOS-1A là hệ thống pháo phản lực phóng đạn nhiệt áp duy nhất trên thế giới.

image

#tlnga #tlchongtank #kornet #9M133
Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet

Tên lửa Kornet (có tên đầy đủ là 9M133 Kornet) là vũ khí chống tăng hạng nặng được Nga thiết kế. Một tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa 9M133 Kornet; giá phóng ba chân 9P163-1 (ảnh) và kính ngắm nhiệt 1PN79-1. Nó được vận hành bởi kíp pháo thủ 2 người, hoặc có thể gắn lên các loại xe cơ giới và kể cả tàu chiến. Kornet sử dụng hệ dẫn đường laser lái bán tự động (SACLOS). Theo đó, khí tài trên bệ phóng sẽ làm nhiệm vụ chiếu chùm tia laser liên tục vào mục tiêu, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.

image

#tlnga #tlkhongdoidat
Tên lửa không đối đất KH-29

Kh-29 là loại tên lửa siêu âm được bắt đầu sử dụng trong không quân Liên Xô từ những năm 1980, chuyên dùng cho các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên bộ, trên biển, công kích các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp. Tên lửa Kh-29 với đầu đạn nặng 320 kg đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.

Tên lửa phát triển với nhiều biến thể, mỗi biến thể trang bị hệ thống dẫn đường cùng tầm bắn khác nhau. Biến thể Kh-29L sử dụng đầu dò laser bán chủ động 24N1

image

#tlmy #tlkhongdoidat #tlchongtank
Tên lửa chống tăng AGM -114 #hellfire

Được đưa vào sử dụng năm 1984, AGM -114 Hellfire là một tên lửa cận âm không đối đất, đa nhiệm vụ, đa mục tiêu có thể được phóng đi từ 20 loại phương tiện chiến đấu khác nhau như tàu chiến, máy bay không người lái, xe chiến đấu...
AGM -114 Hellfire có hệ thống dẫn đường bằng laser và nổi bật về sức mạnh tấn công chính xác xe tăng, xe bọc thép, công trình, hầm hào. Nó cũng có thể chống lại máy bay trực thăng hoặc máy bay cánh cố định di chuyển chậm.
Các tên lửa Hellfire có khả năng đánh bại bất kỳ loại xe tăng nào trên thế giới hiện nay. Nó có thể được dẫn đường đến tiêu diệt mục tiêu từ bên trong máy bay hoặc bằng laser bên ngoài máy bay.

Hellfire là tên lửa không đối đất, đất đối đất, đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn hướng bằng laser. Hellfire có thể chống lại xe tăng và các xe bọc thép. Trong chiến tranh Iraq, loại tên lửa này là cơn ác mộng của xe tăng T-55, T72 của quân đội Iraq do Liên Xô sản xuất. Hiện ngoài lắp đặt trên chiến đấu cơ, trực thăng, xe bọc thép, Mỹ còn đem loại vũ khí này trang bị cho các tàu chiến của mình.

image