BIZTIME-KINH TẾ (Beta)
BIZTIME-KINH TẾ (Beta)

BIZTIME-KINH TẾ (Beta)

@bizkinhte

Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Bộ Ngoại giao cho biết, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại, tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Ngày 22/8, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật tình hình và các biện pháp đấu tranh của Việt Nam từ khi tàu Hải Dương 8 trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Như đã thông tin ngày 16/8, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại, tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi vào bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng mọi biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Một lần nữa, chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin về cuộc diễn tập hàng hải ASEAN – Hoa Kỳ sẽ được tổ chức trong thời gian tới, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Cuộc diễn tập hàng hải ASEAN – Hoa Kỳ sẽ diễn ra từ ngày 02-06/9/2019. Đây là hoạt động được tiến hành theo thỏa thuận giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ năm 2018. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia cuộc diễn tập này".

Tuấn Chi
Nguồn: nguoiduatin.vn - Người đưa tin

image

Cơ quan quản lý thông tin việc có hay không sự ưu ái cho Zalo

Nguồn: cafebiz.vn - CafeBiz

Tại họp báo thường kỳ của Chính phủ vào chiều 1/8, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc hiện nay Zalo chỉ được cấp phép dịch vụ OTT nhưng hiện đang hoạt động như một mạng xã hội. Việc này có phải Bộ Thông tin và Truyền thông dành sự ưu ái cho Zalo hay không, Phó cục trưởng Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho rằng, quan điểm chung của Bộ Thông tin và Truyền thông là tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam.

"Chúng tôi cũng đang đấu tranh quyết liệt đối với các hoạt động dịch vụ trên Internet và xuyên biên giới khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước đương nhiên phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam", Phó cục trưởng Lê Quang Tự Do thông tin thêm.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Zalo ngay từ đầu xuất hiện là một ứng dụng tin nhắn OTT và theo quy định hiện hành thì ứng dụng tin nhắn OTT không cần phải cho phép.

Sau một thời gian phát triển, Zalo đã phát triển thêm nhiều tính năng khác và ứng dụng, trong đó có tính năng mạng xã hội. Tuy nhiên, tính năng mạng xã hội của Zalo bước đầu chỉ gói gọn bên trong người dùng Zalo chứ không phải đại trà bên ngoài như một mạng xã hội.

Phó cục trưởng Lê Quang Tự Do cho biết, thời gian gần đây qua theo dõi và phát hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã thấy Zalo cung cấp tính năng mạng xã hội mở rộng theo đúng nghĩa một mạng xã hội nên đã phối hợp để lập biên bản, xử phạt hành chính và yêu cầu Zalo phải xin cấp phép.

"Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông là chúng ta thực hiện xử phạt nghiêm minh nhưng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để phát triển vì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ đã cho Zalo một khoảng thời gian để hoàn tất các thủ tục nộp hồ sơ xin cấp phép và hiện nay Zalo đã nộp hồ sơ", ông Lê Quang Tự Do nói.

Về câu hỏi hiện nay, đơn vị sở hữu Zalo đang bị ảnh hưởng bởi một nhà đầu tư nước ngoài, điều này có gây nguy hại cho thông tin của Việt Nam không, Phó cục trưởng Lê Quang Tự Do cho hay, như thông tin nắm được thì hiện nay theo báo cáo của Công ty VNJ - đơn vị sở hữu Zalo - Công ty VNJ có cổ phần của nước ngoài và điều này phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam. VNJ cũng công khai trong các báo cáo tài chính. Bộ Thông tin và Truyền thông luôn phối hợp với Bộ Công an để theo dõi, khi phát hiện có những sai phạm sẽ xử lý.

Thông tin thêm về vấn đề này, Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, tuy có công ty nước ngoài nắm cổ phần và điều hành Zalo nhưng tất cả các hoạt động trên đất nước Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

"Nếu có những sai phạm thì chúng tôi sẽ xác minh làm rõ và đều xử lý. Hiện nay chúng tôi chưa có tài liệu gì chứng minh sự ảnh hưởng của hoạt động này đối với mạng Zalo. Do vậy nếu báo chí có những thông tin về những sai phạm thì cung cấp cho chúng tôi để xử lý theo quy định", ông Quang nói.

Theo H.HÀ
Diễn đàn đầu tư

image

Có nên đưa 6 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất đưa 6 triệu hộ kinh doanh vào vòng pháp luật, phải nâng cấp, minh bạch hóa, đưa hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

Đề xuất này đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp lẫn các chuyên gia.

Xét về bản chất, hộ kinh doanh chính là cá nhân kinh doanh, còn xét về góc độ địa vị, pháp lý phải thừa nhận như doanh nghiệp tư nhân, không thể phủ nhận. Theo đó, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn, mở rộng được quy mô sản xuất, làm ăn phát đạt.

Vấn đề ở chỗ, người dân ưa thích mô hình hộ kinh doanh vì đăng ký dễ dàng, thủ tục đơn giản và có thể đăng ký ngay tại cơ quan chính quyền cấp huyện, thành phố. Các quy định về chế độ kế toán, sổ sách hết sức đơn giản. Hộ kinh doanh không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định và yêu cầu về bảo hiểm xã hội, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, môi trường...v..v.

Đặc biệt, hộ kinh doanh có thể áp dụng hình thức thuế khoán do vậy mức thuế thực tế phải đóng thường rất thấp. Lợi ích lập tức và thấy được với hộ kinh doanh là rất lớn. Đây là một phương tiện vô cùng thuận tiện với chi phí thấp để người dân khởi nghiệp và kinh doanh.

Theo quy định hiện nay, cơ quan thuế, muốn áp mức thuế cho hộ kinh doanh phải thông qua Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. Hội đồng tư vấn thuế này gồm: Chủ tịch UBND xã, phường, trưởng công an, đại diện mặt trận, đại diện các hộ kinh doanh. Mức thuế cho các hộ kinh doanh cùng ngành nghề gần nhau phải được đăng tải để các hộ kinh doanh này tham gia góp ý kiến.

Quy định là như vậy, nhưng hiện nay hầu như cán bộ thuế liên phường đưa ra số thu thuế như thế nào sẽ được Hội đồng tư vấn thuế phường chấp nhận số đó và mức thuế của hộ kinh doanh cũng không được niêm yết. Việc quản lý hộ kinh doanh theo hình thức khoán sẽ không mang lại hiệu quả, nảy sinh ra nhiều bất cập, phức tạp, trốn thuế.

Thực tế cho thấy, có những hộ kinh doanh thu nhập vài tỉ một tháng, lợi nhuận hàng chục tỉ đồng/năm như hàng xôi, quán phở của Hà Nội cũng không được coi là doanh nghiệp. Nhưng lại có những doanh nghiệp siêu nhỏ thu nhập vài trăm triệu một tháng cũng phải báo cáo tài chính, thực hiện sổ sách, kế toán như doanh nghiệp... Do đó, không tạo ra sự công bằng giữa những người nộp thuế với nhau và không tạo được động lực trong kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức nói: "Quan trọng nhất không phải là đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp để nâng tiêu chí, tăng gấp đôi, gấp ba các điều kiện gây khó dễ cho họ. Mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển. Do đó, phải nâng dần từng bước, hợp lý hóa từng bước. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên, thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống".

Mặt khác, tuy Chính phủ đã có những chỉ đạo thiết thực về mặt cắt giảm điều kiện kinh doanh để tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển, nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn còn nhiều nỗi lo. Đầu tiên chính là thuế, thứ 2 là phương hướng cho sự tồn tại phát triển của chính cơ sở sản xuất đó, thứ 3 là vốn. Đặc biệt, thủ tục hành chính về thuế quá rườm rà, mất rất nhiều chi phí và thời gian qua từng khâu khiến doanh nghiệp phải đối diện với nhiều vấn đề "đau đầu" như thanh tra, kiểm tra, chi phí ngầm.

Vì thế, phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của người dân. Với vai trò kiến tạo, Nhà nước nên lựa chọn các giải pháp chính sách phù hợp với thị trường, với thông lệ quốc tế để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, người dân hơn là đưa ra các quyết định mang tính bắt buộc, cưỡng ép và có thể gây tổn hại tới hoạt động bình thường của hàng triệu cơ sở kinh doanh và hàng triệu người lao động trong khu vực này.

Phải nói rằng, 6 triệu hộ làm kinh tế và tạo ra số công ăn việc làm lớn nhất trong nền kinh tế. Nhà nước không thể lờ đi khu vực đang chiếm trên 30% GDP, hay nói cách khác không thể để khu vực này ra ngoài vòng pháp luật.

Nhưng "điều quan trọng trong chính sách này là khuyến khích, vận động làm sao để các hộ kinh doanh tự thấy được lợi ích khi chuyển đổi thành doanh nghiệp. Khi đã lên doanh nghiệp sẽ không phải thường trực nỗi lo lắng phải đối diện với nhiều nguy cơ về chi phí ngầm, thanh kiểm tra và hàng loạt những thủ tục hành chính rườm rà khác…" - Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói.

Điều này cũng có nghĩa, kinh tế tư nhân phát triển là tín hiệu quan trọng của nền kinh tế khỏe mạnh. Và việc đưa khu vực này vào Luật Doanh nghiệp là hợp lý, nhưng cần có lộ trình, đồng thời phải cho họ thấy việc làm này nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ để họ phát triển chứ không phải "trói buộc", "quản lý" họ.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Nội dung trên được lấy từ nguồn: cafef.vn - CafeF

image

Tiền Việt Nam giữa bối cảnh tiền TQ 'vượt lằn ranh đỏ'

Đồng Việt Nam lại có xu hướng mạnh lên trong 2 tháng qua, bất chấp Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ.

Các công ty chứng khoán vừa có báo cáo đồng tiền Việt Nam (VND) tăng giá liên tiếp 2 tháng đã giúp hỗ trợ mạnh tiền đồng trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ vượt qua lằn ranh đỏ khi hơn 7 nhân dân tệ đổi 1 USD.

Theo Công ty Chứng khoán SSI , trong tháng 7, dòng vốn FDI giải ngân đạt 1,45 tỉ USD, cán cân thương mại thặng dư khoảng 200 triệu USD.

Mặc dù không tích cực bằng tháng 6 nhưng lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, tổng vốn FDI giải ngân là 10,55 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước và cán cân thương mại thặng dư 2,06 tỉ USD.

Thêm vào đó là các giao dịch bán vốn , phát hành quốc tế thành công giúp gia tăng nguồn cung ngoại tệ trong tháng.

Nhờ vậy, dù USD tăng giá khá mạnh trên thị trường quốc tế nhưng VND là một trong số ít các đồng tiền tăng giá trong tháng qua. Ngay từ đầu tháng, tỉ giá USD/VND đã giảm xuống dưới tỉ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 23.200 đồng/USD và tiếp tục giảm xa mốc này.

Tỉ giá giảm sâu khiến một phần nguồn ngoại tệ tích lũy từ tháng 6 đã được bán về NHNN, giúp gia tăng dự trữ ngoại hối . Như vậy riêng trong tháng 7, VND đã tăng giá 0,52% so với USD và tính chung cả tháng 6 và 7 đã tăng giá 0,94%, bù lại toàn bộ mức mất giá 0,89% của đợt sóng tháng 5 khi ông Trump tuyên bố áp thuế 25% lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.

Công ty Chứng khoán Bản Việt cho biết, sau khi đã tăng 0,5% trong tháng 6, VND đã kéo dài đà tăng thêm 0,4% so với đồng USD trong tháng 7, giao dịch xung quanh mốc 23.205 đồng tính đến ngày 31-7.

Tính từ đầu năm, VND trượt giá 0,13%. Vào đầu tháng 8, đồng Nhân dân tệ đã vượt ngưỡng tâm lý 7 nhân dân tệ đổi 1 USD, có thể sẽ tạo ra áp lực cho đồng VND.

Tuy nhiên, Bản Việt kỳ vọng đồng VND sẽ được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI, FII và xuất khẩu ổn định. Và duy trì dự báo đồng VND sẽ mất giá trong khoảng 2% trong năm 2019.

Nguồn: cafef.vn - CafeF

image