BIZTIME-SỨC KHỎE (Beta)
BIZTIME-SỨC KHỎE (Beta)

BIZTIME-SỨC KHỎE (Beta)

@bizsuckhoe

Dịch sốt xuất huyết “nóng” tại Đồng Nai, người dân vẫn thờ ơ

Đoàn kiểm tra của bộ Y tế nhận thấy, người dân tại tỉnh Đồng Nai vẫn còn thờ ơ, chưa chủ động trong việc phòng tránh dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại đây.
Liên quan đến tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 9/9 đoàn Kiểm tra của bộ Y tế đã đến “thị sát” tại tỉnh này.

Tại buổi làm việc, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai báo cáo từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận gần 13.000 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2018), có 2 ca bệnh tử vong.

Ông Bạch Thái Bình, Giám đốc trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm 2018, là do ảnh hưởng giai đoạn cuối của mùa dịch bệnh năm 2018,…

Hơn nữa, Đồng Nai rất đông công nhân, nhiều nhà trọ, nhiều nơi chưa vệ sinh nơi ở đúng cách,… nên dẫn đến phát triển loăng quăng và muỗi.

Người dân cũng chưa tự giác, chưa chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi,… cũng chưa phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt loăng quăng, phun hóa chất diệt côn trùng.

Đội ngũ cộng tác viên hoạt động chưa hiệu quả, bỏ sót dụng cụ chứa nước…

Theo đại diện thành viên đoàn kiểm tra của bộ Y tế, qua kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại phường Tam Phước (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Đoàn nhận thấy người dân còn quá thờ ơ với việc chủ động phòng chống dịch bệnh.

Nhiều vật dụng chứa nước, chứa loăng quăng, bọ gậy vẫn chưa được lật úp; vệ sinh môi trường khu vực sinh sống chưa đảm bảo.

Do đó, đoàn kiểm tra đề nghị ngành y tế Đồng Nai cần quyết liệt hơn nữa, tăng cường trong những đợt cao điểm bằng mọi biện pháp, buộc người dân thực hiện tốt công tác chủ động phòng chống bệnh.

Theo Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay các tỉnh khu vực phía Nam đang trong mùa mưa, nên nguy cơ bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch là rất lớn, có nhiều ca mắc thì sẽ nhiều nguy cơ sẽ có ca tử vong.

Do đó, vấn đề cơ bản nhất là phải làm cho người dân và chính quyền, ban ngành, đoàn thể nhận thức rằng "không có loăng quăng, bọ gậy thì không có sốt xuất huyết".

Nếu trường hợp dân không hợp tác, có thể dùng các biện pháp xử phạt hành chính những gia đình để đọng nước có loăng quăng. Nếu không làm vậy dịch bệnh sẽ bùng phát, gây nguy cơ tử vong vì dịch bệnh cao trong cộng đồng.

Nguồn: nguoiduatin.vn - Người đưa tin

image

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân

Vụ hỏa hoạn kinh hoàng kéo dài nhiều giờ đồng hồ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông khiến nhiều người không khỏi lo ngại ngộ độc thủy ngân khi UBND phường Hạ Đình phát đi thông báo cảnh báo nguy cơ ngộ độc.

Chuyên gia cho biết, ở vụ hỏa hoạn tại Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, khả năng cao một lượng thủy ngân chứa trong bóng đèn huỳnh quang sẽ bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy gây hại cho sức khỏe của con người.
Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, trong chiếc đèn huỳnh quang sẽ có thủy ngân và ion có khả năng phát xạ gây hại cho sức khỏe của con người.

“Trong nhà máy có nhiều loại hóa chất chứ không riêng gì thủy ngân. Khi xảy ra cháy lớn, hóa chất sẽ bốc hơi, bay ra gây ô nhiễm không khí cùng với khói bụi. Chính vì thế, phía UBND phường Hạ Đình đã rất nhanh nhạy đưa ra cảnh báo cho người dân. Mặc dù chưa biết chính xác đây là hóa chất gì, người ta không phân tích nhưng chắc chắn là độc. Hóa chất độc nào cũng nguy hiểm cho con người”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Chuyên gia này cho rằng, những vụ cháy dân sự ít có khả năng gây độc hại, còn đối với sản phẩm của cả công ty có nhiều thành phần hóa chất thì rất có thể độc hại nếu xảy ra cháy.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm, trong nhà máy có nhiều loại hóa chất, khi xảy ra cháy lớn hóa chất sẽ bốc hơi, bay ra gây ô nhiễm. Chính vì thế, việc cấm ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông là điều cần thiết.

Sau vụ cháy, người dân được yêu cầu sơ tán khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1-10 ngày.

Cùng với đó, chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Trần Hồng Côn - nguyên Giảng viên khoa Hóa, đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, trong vụ cháy Nhà máy Phích nước Bóng đèn Rạng Đông không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy.

“Tôi cho rằng khuyến cáo của chính quyền là cần thiết, bởi chắc chắn trong vụ cháy này có thủy ngân, còn mức độ nào chúng ta phải đo đạc mới biết chính xác khu vực này có bị ô nhiễm các chất hay không.

Nếu hít phải thủy ngân ở liều lượng cao sẽ ngấm vào máu, tích lũy ở xương ngay. Thủy ngân gây ra nhiều bệnh, tùy vào liều lượng, nếu liều lượng cao sẽ tác động ngay lập tức, liều lượng thấp sẽ ngấm vào máu sau đó vài ba năm mới xuất hiện bệnh", ông Côn chia sẻ.

PGS.TS Trần Hồng Côn cũng cho hay, ngoài thủy ngân, khói bụi từ vụ cháy này có thể kèm theo cả photpho, bột kẽm và một số hóa chất khác. Các chất này cũng có hại cho sức khỏe con người.

"Bóng đèn có kim loại nặng thủy ngân, nhưng lượng thủy ngân này đều quy định ở mức tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi số lượng bóng đèn vỡ lớn, người ta phải tính toán xem lượng thủy ngân này có thoát được không, lượng tồn dư bao nhiêu, vượt thế nào so với chuẩn cho phép trong không khí”, ông Côn nói.

Trước đó, vào lúc hơn 18h ngày 28/8, đã xảy ra vụ cháy tại kho chứa hàng thuộc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, ở phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung.

Theo đó, khu vực xảy ra cháy nằm trong khuôn viên kho chứa hàng hóa với tổng diện tích nhà kho, xưởng là khu vực xảy ra cháy khoảng 6000m2. Các khu vực kho và xưởng bị cháy nằm tại phía Đông Nam khuôn viên Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, bao gồm: Kho compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư ngành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác.

Ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình phát đi hơn 1000 bản thông báo khuyến nghị người dân không ăn rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông trong vòng 21 ngày.

Vụ hỏa hoạn xảy ra suốt 6 giờ, dù không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản sau vụ hỏa hoạn là rất lớn. Ước tính ban đầu, Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng.

Nguồn: nguoiduatin.vn - Người đưa tin

image

Vụ cháy tại Công ty Rạng Đông: UBND phường khuyến nghị người dân không ăn thực phẩm trong bán kính 1km

Một ngày xảy ra vụ cháy lớn ở Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình đã ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy.

Theo thông báo, ngày 28/8, trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung xảy ra cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, giáp ranh phường Hạ Đình.

Sau khi cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân tại một số khu vực và cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Hạ Đình.

UBND phường Hạ Đình khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong vòng 21 ngày.

Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1-10 ngày.

Để hạn chế tác hại của khói bụi, phường Hạ Đình đề nghị các gia đình tự theo dõi sức khỏe của các thành viên. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Không sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán kính 1km kể từ tâm đám cháy.

Đối với môi trường, thay và giặt toàn bộ quần áo có nhiễm khói bụi... Vệ sinh toàn bộ ngoại cảnh gia đình bao gồm cả bể nước, cây cối, ban công, tường cửa bằng nước xà phòng đặc 2 – 3 lần, sau đó rửa lại bằng nước nhiều lần. Thay rửa tất cả các vật dụng chứa nước, vật dụng sinh hoạt có bám bụi tro bằng xà phòng 2 – 3 lần và nhiều lần bằng nước sạch.

Tiêu hủy các loại rau, trái cây, tự trồng trong vòng bán kính 500 mét, nếu trồng tiếp nên thay đất, dung dịch thủy canh mới đảm bảo không bị ô nhiễm. Với các cây cảnh cũng tiến hành phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để trôi bụi do đám cháy.

Hoàng Mai
Nguồn: nguoiduatin.vn - Người đưa tin

image

Phòng chống dịch sốt xuất huyết bùng phát và phức tạp tại Khánh Hòa

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường khiến dịch bệnh càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là bùng phát mạnh vào mùa mưa với những đợt dịch lớn trên toàn quốc, trong đó Khánh Hòa là ổ dịch lớn với số ca mắc đứng đầu khu vực miền Trung

Khánh Hòa – tâm điểm ổ dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm đến cuối tháng 7, toàn tỉnh ghi nhận hơn 6.942 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (có 1 ca tử vong vào tháng 4/2019), phát hiện và xử lý hơn 340 ổ dịch. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc tăng hơn 5 lần, số ổ bệnh tăng gấp 8 lần.

Truyền thông - Phòng chống dịch sốt xuất huyết bùng phát và phức tạp tại Khánh Hòa
Tác nhân trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là các loại muỗi
Như vậy, so với mọi năm, năm nay bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh có diễn biến bất thường. Những năm trước, thông thường đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 9, 10, giảm dần ở các tháng cuối năm và những tháng đầu năm sau. Tuy nhiên, năm 2019, bệnh sốt xuất huyết lại phát triển mạnh vào những tháng đầu năm. Từ tháng 1 - 3/2019, toàn tỉnh ghi nhận từ 1.040 ca đến hơn 2.230 ca/tháng (gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ). Chỉ 3 tuần của tháng 7, toàn tỉnh ghi nhận 550 ca mắc; trong đó, tuần mới nhất (từ ngày 10-17/7) mắc 194 ca, giảm so với tuần trước (204 ca).

Bác sỹ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời gian vừa qua, diễn biến bệnh sốt xuất huyết tại bệnh viện khá phức tạp. Tuy không tăng đột biến về số ca mắc so với các tháng trước, nhưng hầu hết các ca nhập viện trong tháng đều thuộc dạng bệnh nặng, có nguy cơ biến chứng, tử vong cao. Do đó, công tác điều trị, khống chế bệnh có phần gặp khó khăn. Vì thế, trong thời tiết thất thường, nếu có triệu chứng sốt xuất huyết như: sốt cao, phát ban, nôn ói… thì phải nhập viện thăm khám.

Trong khi đó, đại diện Ngành Y tế Khánh Hòa chia sẻ, theo chu kỳ của dịch bệnh, khả năng trong những tháng đầu mùa mưa năm 2019 (từ tháng 8 trở về sau) số ca mắc sẽ tăng trở lại. Vì vậy, ngành luôn chú trọng việc phòng chống bệnh; tập trung nguồn lực can thiệp đón đầu trước khi dịch xảy ra.

Chế phẩm diệt muỗi hiệu quả và an toàn

Để kiểm soát sốt xuất huyết, các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể trong ngành Y tế của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung đang tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống và dập dịch bệnh. Đồng hành cùng chiến dịch này còn có sự góp mặt kịp thời của các doanh nghiệp sản xuất thuốc và chế phẩm diệt muỗi. Và công ty Cổ phần nông dược HAI cũng tích cực chung tay trong công tác này với dòng sản phẩm diệt muỗi mới là SOGO 500EC và IMPERA 100SC.

Truyền thông - Phòng chống dịch sốt xuất huyết bùng phát và phức tạp tại Khánh Hòa (Hình 3).
Thuốc diệt muỗi SoGo 500EC
Đây là các dòng sản phẩm thuốc diệt muỗi thân thiện với sức khỏe và môi trường, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và thị hiếu của người dùng Việt Nam. Sở hữu nguyên liệu nhập khẩu Ấn Độ, bào chế trực tiếp tại Việt Nam, SOGO 500EC với hoạt chất Permethrin và IMPERA 100SC với hoạt chất Alpha cypermethrin sẽ tiêu diệt nhanh muỗi, ruồi và các côn trùng gây hại, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, an toàn với giá thành hợp lý.

Truyền thông - Phòng chống dịch sốt xuất huyết bùng phát và phức tạp tại Khánh Hòa (Hình 4).
Thuốc diệt muỗi Impera 100SC
Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam với bề dày kinh nghiệm 34 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và các sản phẩm phục vụ sản xuất Nông nghiệp, công ty Cổ phần nông dược HAI luôn cố gắng đóng góp vào công cuộc bảo vệ mùa màng, bảo vệ sức khỏe, đem lại sự ấm no hạnh phúc cho bà con nông dân và góp phần xây dựng nền Nông nghiệp bền vững của đất nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phương Đakao, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com

Thu Hà
Nguồn: nguoiduatin.vn - Người đưa tin

image

WHO cảnh báo số ca mắc bệnh sởi trên toàn cầu tăng mạnh

Ngày 13-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo các ca mắc sởi trên phạm vi toàn cầu trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh gia tăng những quan ngại về các phong trào cổ xúy tẩy chay vắcxin.

Theo số liệu của WHO, tính từ đầu năm tới nay, trên thế giới đã ghi nhận 364.808 ca mắc sởi, trong khi con số này trong cùng giai đoạn năm ngoái là 129,239 ca.

Phát biểu trước báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO Christian Lindmeier nhấn mạnh đây là con số cao nhất được ghi nhận từ năm 2006.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi mới chỉ có khoảng 1 trong số 10 trường hợp mắc sởi thực tế được ghi nhận trên thế giới.

Cộng hòa dân chủ Congo, Madagascar và Ukraine là những quốc gia ghi nhận số bệnh nhân mắc sởi cao nhất.

Dù vậy, riêng tại Madagascar, với 127.500 ca mắc sởi được ghi nhận trong nửa đầu năm nay, số trường hợp nhiễm bệnh đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây sau khi nước này phát động chiến dịch tiêm vắcxin quốc gia.

Trong 7 tháng đầu năm, số ca mắc sởi tại khu vực châu Phi đã "nhảy vọt" 900% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tại Tây Thái Bình Dương tăng tới 230%.

Các nước gồm Angola, Cameroon, Chad, Kazakhstan, Nigeria, Philippines, Sudan, Nam Sudan và Thái Lan đều ghi nhận sự bùng phát ca mắc sởi.

Trong khi đó, từ đầu năm tới nay, Mỹ ghi nhận 1.164 ca nhiễm, tăng hơn gấp 3 lần so với cả năm 2018 và là con số cao nhất trong 25 năm trở lại đây.

Tại châu Âu, gần 90.000 trường hợp mắc sởi đã được ghi nhận trong năm nay, tăng hơn 5.500 ca so với năm ngoái.

Là căn bệnh lây truyền cao qua, bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng ngừa với 2 mũi tiêm vắcxin.

Căn bệnh này đã chính thức bị xóa sổ tại nhiều quốc gia có hệ thống chăm sóc y tế phát triển. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, WHO cảnh báo về tỷ lệ tiêm vắcxin sởi sụt giảm đến mức đáng báo động.

Theo WHO, các lý do mà người dân không tiêm vắcxin rất khác nhau giữa các cộng đồng và các quốc gia, trong đó việc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ tiêm vắcxin và chăm sóc y tế chất lượng đã khiến một số người không được tiêm chủng.

Ngoài ra, phong trào tẩy chay vắcxin với các luận điệu "vắcxin phòng ngừa sởi, quai bị và rubella (có tên MMR) có thể gây bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ" là một nguyên nhân kéo lùi nỗ lực của thế giới trong việc chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

WHO coi đây là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu, đồng thời khẳng định vắcxin sởi là "một loại vắcxin an toàn và hiệu quả cao"./.

Theo PHƯƠNG OANH (Vietnam+)

Nội dung trên được ban biên tập người hâm mộ BizTime lấy từ website: baoangiang.com.vn - Báo An Giang

image