Phúc đức
Phúc đức

Phúc đức

@nhanqua

CHIÊM NGHIỆM
Hàng Phật tử chúng ta tụng kinh, đọc kinh, niệm kinh là để cho rõ lời Phật dạy, nhờ đó mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút luôn luôn tâm niệm, ta cố tìm cách gạt qua tất cả những tính xấu để chúng ta thoái khỏi trầm luân. Khi ta đã có một tâm bình tỉnh sáng suốt như vậy rồi, thì một mai nếu lại đi qua đó có gặp phải người nào mà họ chủi Kèo, lúc đó ta sẽ xem như không; khi đó ta không bị trói buộc, không bị trầm luân, không bị giam giữ ở lại đó nữa. Từ việc này ta được giải thoát, qua một việc khác ta được giải thoát, qua những việc khác nữa ta cũng được giải thoát. Tất nhiên ta đã được giải thoát ở hiện tại.
Nếu muốn thoát thì phải siêu, có siêu mới thoát! Siêu là gì? Siêu là vượt lên, vượt lên những cái nhỏ mọn, lặt vặt hằng ngày thì ta mới giải thoát được. Còn nếu cứ cố chấp, níu kéo các việc nhỏ mọn hàng ngày, tất nhiên phải sa lầy vào những chuyện đó mà không thể giải thoát được, bởi vì không Siêu. Nghe ai nói động một tiếng, đã nổi giận, nghe ai chê bai một tiếng đã bực tức, ai đụng đến một tí cũng đã khó chịu...
Thậm chí có những Phật tử đi chùa đã lâu nhưng khi đến chùa rủi ro người khác vô ý đụng cái áo một tí thì đã quay lại nộ liền, gây liền: "Không có mắt hay sao mà lại đụng người ta."
Như vậy, chính tự mình không giải thoát. Vì vậy, lời của Phật dạy là những điều hết sức minh bạch, hết sức thực tế như giữa ban ngày... Nhưng chẳng qua chúng ta không học nổi, không tìm học hay chịu học mà thôi. Ai chịu học những lời dạy của đức Phật, người đó được an lạc, người đó sẽ được giải thoát. Giải thoát từng giờ, giải thoát từng ngày và giải thoát cả đời.
Làm được điều đó tức chúng ta đã là hạng người thứ tư như trong kinh Phật đã dạy, là hạng người không làm khổ mình, không làm khổ người. Và ngược lại làm vui mình và làm vui người.
Phật dạy: "Thân mạng vô thường". Có đó rồi không đó tựa như nước trên dốc chảy xuống, như sương đọng ban mai. Lời dạy đó nếu như ta không nghiệm kỹ, ta thấy hơi khó hiểu, bởi vì cái thân ta đây, ta bồi dưỡng, ta sống trong nhà cao cửa đẹp... tại sao như sương mai được. Nhưng kỳ thật nhìn cho kỹ: trăm năm là mấy? Chỉ như trong khoảng nháy mắt mà thôi; 70 năm, 80 năm là mấy? Chỉ trong nháy mắt mà thôi.
Tóm lại, khi ta chiêm nghiệm được điều đó rồi, thấy cái thân ta như hạt sương trên đâu cỏ ban mai mà thôi. Ðã biết như hạt sương trên đầu cỏ ban mai thế mà còn gây nhau, còn đánh nhau, còn tìm cách giết hại lẫn nhau, tìm cách bóc lột nhau, tìm cách làm khổ nhau thì đó là một điều mê lầm trọng đại. Gặp gỡ nhau trên cõi đời này là một duyên tốt, những không biết tu hành không biết cải sửa, đó là một duyên xấu. Khi đã là duyên tốt thì sẽ làm thượng thiện nhơn với nhau trong cõi cực lạc, được sung sướng vĩnh viễn. Khi đã cùng nhau làm duyên xấu thì oan oan tương báo không thể tránh khỏi những điều khổ đau, cho nên hành Phật tử chúng ta theo Phật, niệm Phật, tụng kinh, cố gắng làm lành. Làm hạng người thứ tư, hạng người không làm khổ mình, không làm khổ người và tránh không làm ba hạng người trước. Ðược như vậy tất nhiên chúng ta làm tròn chí nguyện giải thoát cho mình, đồng thời báo đáp công ơn sâu dày của đức Phật, của cha mẹ, sư trưởng, quốc gia xã hội vậy ./.

Trích trong bài thuyết pháp : Vì hạnh phúc , vì an lạc cho mọi người của Hòa thượng Thich Thiện Siêu

image

LUẬN VỀ CHỮ ĐỨC
CÓ ĐỨC
Người có đức hành từ bi hỷ xả
Đem tình thương chia sẻ khắp muôn nơi
Gom khổ đau cho tất cả rạng ngời
Mừng vui sướng khi thấy người thành đạt
Sống khiêm cung lòng bao dung dào dạt
Đức hy sinh điều nhẫn nhục thực hành
Tôn trọng nhau giữ mãi nét tinh anh
Nhường điều tốt thay cho người chịu xấu
Phước đức nhất là người con hiếu thảo
Pháp nhiệm mầu nên quyết chí quy y
Lo hoằng dương tam bảo mãi phụng trì
Cho hạnh phúc hòa chan toàn vũ trụ
Khi có đức làm ăn nhiều phong phú
Có quý nhơn phò trợ sẽ hanh thông
Nếu tu hành tâm ý sẽ đượm nồng
Qua tai nạn quả chứng ngay hiện tại
Nhiều phước đức sống bình an khương thái
Quả cảm chiêu điều tốt đẹp về mình
Hành vô ngã sẽ tiến đến vô sinh
Sống vị tha cõi lòng luôn an lạc.
-----------------------------------------------------
MẤT ĐỨC
Sống mất đức khi lòng đầy kiêu mạn
Xem thường đời với “mục hạ vô nhân”
Lo hưởng thụ cho “bản ngã” tăng dần
Quyết sinh tồn mạng chúng sanh xem nhỏ
Tưởng mình tài quên ơn trên gia hộ
Bội công lao của những kẻ hy sinh
Chỉ tô bồi cho “bản ngã” riêng mình
Không tòng phục quyết bôi đen triệt bỏ
Người thất đức thì “vắt chanh bỏ vỏ”
Xử dụng người luôn “bóc lột nhân công”
Khi ghét rồi vứt bỏ chẳng chạnh lòng
Lúc thương vội lỗi lầm đều không thấy
Đội người trên kẻ dưới thì đạp đẫy
Có việc rồi bằng “lừa gió bẻ măng”
“Thừa nước đục thả câu” rất đê hèn
Hùn quăng đá chưa biết người có lỗi ?
Không từ bi dù có người trăn trối
Hỷ xả ngừng cho oán hận trào tuông
Chia rẻ nhau gây tủi nhục đau buồn
Không liêm sĩ sống với đời xấu hỗ
Người thất đức sẽ nghèo hèn yểu số
Không lo tu bị cùng cực suốt đời
Hãy quay đầu lo sám hối nghỉ ngơi
Mới hy vọng có được ngày xán lạn.
Trước Khi...
Trước khi định nói điều gì
Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe,
Trước khi chỉ trích, cười chê
Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
Trước khi nổi giận, bất bình
Ngồi nghe hơi thở lặng nhìn tự tâm.
Trước khi cầu nguyện. Âm thầm
nhủ lòng dung thứ lỗi lầm tha nhân!
Trước khi giọt nước mắt lăn
Biết dừng chân, kẻo ăn năn muộn màng.
Trước khi tính chuyện đá vàng
Thử mua dây.. tự buộc ràng xem sao!
Trước khi nói chuyện trời cao
Xem đi dưới đất bước nào chông chênh.
Trước khi ước vọng nhìn lên
Môt lần ngó xuống có thêm thương đời .
Trước khi mua sắm, vẽ vời
Phải chăng.. cám dỗ gọi mời rủ rê ?
Trước khi hẹn ước, nguyện thề
Vấn lòng xem có vẹn bề trước, sau.
Trước khi muốn bỏ cuộc mau
Nhớ tâm nhiệt huyết buổi đầu dấn thân.
Trước khi từ biệt dương trần
Sống Cho đi, thể tri ân cuộc đời.
Trước khi muốn thấy ai cười
Đầu tiên hàm tiếu trên môi nở chào.
Trước khi muốn nếm ngọt ngào
Tình thương dâng hiến, gửi trao thật thà
Trước khi muốn thoát Ta bà
Nhớ chân thành niệm Di Đà nhất tâm.

- Thích Viên Thành

image

PHƯỚC BÁU CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ QUY Y TAM BẢO
Người Phật tử chân chánh là người sống trung thực với lời đức Phật dạy. Sự trung thực đầu tiên và tối thiểu nhất là sống đúng với lời thề nguyện khi phát tâm quy y Tam bảo. Ba câu thề nguyện ấy là:
- Đệ tử quy y Phật rồi, không còn quy y Trời, Thần, Quỷ, Vật.
- Đệ tử quy y Pháp rồi, không còn quy y tà giáo của các ngoại đạo.
- Đệ tử quy y Tăng rồi, không còn quy y tà Sư, ác đảng.
Đây là những lời thề nguyện làm khởi điểm cho tiến trình tu tập, và cũng là lý tưởng sống, lập trường sống của một người Phật tử. Nếu Phật tử nào giữ được sự thệ nguyện tối thiểu ấy, thì tương lai chắc chắn sẽ hưởng được phước báo, là không bị đọa vào tam đồ ác đạo. Phước báo ấy cụ thể như sau:
- Đã quy y Phật thì không bị đọa địa ngục.
- Đã quy y Pháp thì không bị đọa ngạ quỷ.
- Đã quy y Tăng thì không bị đọa súc sanh.
Một người phật tử chỉ cần giữ được chữ tín về sự thề nguyện này đã được phước báo lớn lao như thế, huống gì tu tập thêm các pháp khác, như Bố thí, Trì giới, Thiền định v.v. Trái lại, một phật tử không tuân thủ lời thề nguyện ấy mà tin tưởng, nương tựa vào Trời, Thần, Quỷ, Vật … là tự đánh mất phước báo của mình trở thành người bội tín, người vọng ngôn với Tam bảo, và cuối cùng không tránh khỏi đọa lạc vào ba đường ác..
Trích : Kinh chánhkiến và thiện ác nhân quả
Phụ bản : Người Phật tử cần tránh .
http://www.tangthuphathoc.net/....…/chanhkien-thienacn

image
Phúc đức  đã thêm ảnh mới vào Pháp Hoa
4 n

KINH BẢO TÀNG (Nidhikanda Sutta)
1. Một người cất kho báu,
Ở tận dưới giếng sâu,
Nghĩ: “Nếu cần giúp đỡ,
Nó ích lợi cho ta”.
2. Nếu bị vua kết án,
Hoặc trả các nợ nần,
Hoặc bị cướp giam cầm,
Và đòi tiền chuộc mạng,
Khi mất mùa, tai nạn,
Với mục đích như vầy,
Ở trên cõi đời này,
Sẽ đến giành kho báu.
3. Dẫu nó không bao giờ,
Được cất kỹ như vậy,
Ở tận dưới giếng sâu,
Vẫn không đủ hoàn toàn,
Giúp ích người mọi lúc.
4. Kho báu bị dời chỗ,
Hoặc người quên dấu vết,
Hoặc rắn thần lấy đi,
Hoặc thần linh tẩu tán,
5. Hoặc đám người thừa kế,
Kẻ ấy không chấp nhận,
Di chuyển kho báu đi,
Khi kẻ ấy không thấy.
Và khi phước đức tận,
Tất cả đều tiêu tan.
6. Những khi người nam, nữ,
Có bố thí, trì giới
Hoặc thiền định, trí tuệ,
Kho báu khéo để dành.
7. Trong chùa, tháp, Tăng đoàn,
Một cá nhân, lữ khách,
Hoặc người mẹ, người cha,
Hoặc là người anh nữa.
8. Kho này khéo để dành,
Đi theo người, không mất,
Giữa mọi vật phải rời,
Người cùng đi với nó.
9. Không ai khác chia phần,
Không cướp nào lấy được.
Vậy những kẻ tinh cần,
Hãy làm việc phước đức,
Kho báu ấy theo người,
Sẽ không bao giờ mất.
10. Đây là một kho báu,
Có thể làm thỏa mãn,
Mọi ước vọng thiên, nhân,
Dù họ mong muốn gì,
Đều đạt được tất cả,
Nhờ công đức phước nghiệp.
11. Vẻ đẹp của màu da,
Vẻ đẹp của âm thanh,
Vẻ đẹp của dáng hình,
Vẻ đẹp của toàn thân,
Địa vị thật cao sang,
Cùng với đoàn hầu cận,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
12. Ngôi đế vương một cõi,
Cực lạc Chuyển luân vương,
Và ngự trên Thiên đường,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
13. Vẻ tối thắng của người,
Mọi hoan lạc cõi trời,
Hay tịch diệt tối thắng,
Tất cả đều đạt được
Nhờ phước nghiệp công đức.
14. Đạt tối thắng bằng hữu,
Chuyên tu tập chánh chân,
Đạt minh trí giải thoát,
Tất cả đều đạt được.
Nhờ phước nghiệp công đức.
15. Tứ vô ngại giải đạo,
Tám cấp độ giải thoát,
Viên mãn trí Thanh văn,
Cả hai cách giác ngộ:
Độc giác, Chánh Đẳng giác,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
16. Phước báo thật lớn lao,
Do công đức thù thắng,
Vì thế kẻ tinh cần,
Và những người có trí,
Đã tạo nện kho tàng.
Công đức nhờ phước nghiệp.
Trích Kinh Bảo tàng - Trong Kinh Phật tự thuyết Udàna – Kinh Tiểu Tụng
Nguồn : phapdangthientue.com

image

TỰ TẠI
Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và, tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.
Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thương hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.
Tự tại tức là tự do ngay trong tâm tưởng. Phật giáo dạy rằng, người tự tại là người biết thoát khỏi phiền não và nội tâm không có chấp nhất. 10 loại tự tại dưới đây là cảnh giới cao nhất mà bất cứ ai cũng nên hướng tới trong đời.
1. Thọ tự tại: cuộc sống là hữu hạn, không ai có thể an bài, duyên vạn kiếp mà không lâu, kề bên một niệm mà không ngắn, đây là thọ tự tại. Vì thế, đừng bận tâm cuộc đời dài hay ngắn, chỉ quan tâm làm thế nào để sống thật tốt.
2. Tài tự tại: hết thảy mọi vật lực đều là quả báo từ kiếp trước, cầu không được, mong không có, chỉ tự mình bồi đắp.
3. Nghiệp tự tại: chúng sinh tùy nghiệp mà ở, tùy nghiệp mà đầu thai, tùy phiền não nghiệp tập mà lập nghiệp.
4. Sinh tự tại: sinh ra là hữu duyên, sinh ở đâu, làm con ai đều là tiền duyên nghiệp báo, không thể thay đổi.
5. Nguyện tự tại: người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
6. Tâm tự tại: nội tâm tự do, không tham lam, không muộn phiền, không dục vọng, nhất nhất đều an nhiên
7. Như ý tự tại: cái gì phải tới sẽ tới, cái gì phải đi sẽ đi, bất luận ra sao thì con người cũng không có khả năng cản trở hay né tránh, nên cứ bình thản mà đón nhận.
8. Pháp tự tại: tu hành sẽ viên mãn, độ hóa sẽ giác ngộ, nhất tâm chấp niệm Phật giáo.
9. Thắng thua tự tại: thắng chính bản thân mình là thắng lớn nhất, thua chính bản thân mình là thua lớn nhất.
10. Trí tự tại: tích trí để hành thiện và sống thiện, người có trí thì tinh thông, người không có trí thì ngu dốt. Trí là để nâng cao bản thân, không phải vì danh lợi.
Nguồn : phunutoday.vn

image