1 page rất hay về ngữ nghĩa của từ.
Từ lúc like page cảm thấy hoang mang về vốn từ của mình =)))
https://www.****/1079290665478....54/posts/33851599682

★ Khúc mắt ★ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: "Khúc" là "vạy(*), đoạn, khoản, có mắt, có lóng" và cho ví dụ "Khúc mắt" là "mắt mỏ; có nhiều đoạn nhiều mắt. Chuyện khúc mắt là chuyện rất khó gỡ; người khúc mắt thì là người thiểm thước(**)".  Chiếu theo trên thì trong hai từ "khúc mắt" và "khúc mắc", có lẽ "khúc mắt" mới là từ gốc. "Khúc mắt" là từ được tạo ra từ thiên nhiên quanh ta, hình tượng như một thân tre trúc, nhiều khúc nhiều mắt, không thẳng một đường, không trơn tru.   Kỳ thực, ngôn ngữ nước ta có rất nhiều từ đi ra từ thiên nhiên, bao gồm thế giới thực vật (như "tảo tần") và động vật (như "do dự"). Ngoài ra, còn vô số từ đi ra từ hai nền kinh tế nông nghiệp (như "mầm mống") và tiểu thủ công nghiệp (như "mực thước"). Cho nên, cũng không có gì lạ trong trường hợp dùng thân cây nhiều khúc nhiều mắt để chỉ chuyện gì đó còn chưa thông thuận.  Thế nhưng, chính tả thì thay đổi. Ngày nay chúng ta dùng "khúc mắc" theo nghĩa có "khúc khuỷu và vướng mắc" chăng? Điều này cũng không sao cả. Chính tả, suy cho cùng không phải đúng hay sai mà là sự lựa chọn của thời đại. Thời đại chọn từ nào thì từ đó đúng.  Và thời đại này chọn "khúc mắc", vậy "khúc mắc" đúng. Người yêu ngôn ngữ thì nên biết thêm "khúc mắt" cho nó phong phú cái biết của mình vậy thôi. ---------- Chú thích của Ngày ngày viết chữ: (*) vạy cũng có nghĩa là đoạn, lóng. (**) thiểm thước nghĩa là mập mờ, úp mở, không rõ ràng không thẳng thắn. ----------- #chuyệnchữchuyệnnghĩa
Favicon 
www.****

★ Khúc mắt ★ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: "Khúc" là "vạy(*), đoạn, khoản, có mắt, có lóng" và cho ví dụ "Khúc mắt" là "mắt mỏ; có nhiều đoạn nhiều mắt. Chuyện khúc mắt là chuyện rất khó gỡ; người khúc mắt thì là người thiểm thước(**)". Chiếu theo trên thì trong hai từ "khúc mắt" và "khúc mắc", có lẽ "khúc mắt" mới là từ gốc. "Khúc mắt" là từ được tạo ra từ thiên nhiên quanh ta, hình tượng như một thân tre trúc, nhiều khúc nhiều mắt, không thẳng một đường, không trơn tru. Kỳ thực, ngôn ngữ nước ta có rất nhiều từ đi ra từ thiên nhiên, bao gồm thế giới thực vật (như "tảo tần") và động vật (như "do dự"). Ngoài ra, còn vô số từ đi ra từ hai nền kinh tế nông nghiệp (như "mầm mống") và tiểu thủ công nghiệp (như "mực thước"). Cho nên, cũng không có gì lạ trong trường hợp dùng thân cây nhiều khúc nhiều mắt để chỉ chuyện gì đó còn chưa thông thuận. Thế nhưng, chính tả thì thay đổi. Ngày nay chúng ta dùng "khúc mắc" theo nghĩa có "khúc khuỷu và vướng mắc" chăng? Điều này cũng không sao cả. Chính tả, suy cho cùng không phải đúng hay sai mà là sự lựa chọn của thời đại. Thời đại chọn từ nào thì từ đó đúng. Và thời đại này chọn "khúc mắc", vậy "khúc mắc" đúng. Người yêu ngôn ngữ thì nên biết thêm "khúc mắt" cho nó phong phú cái biết của mình vậy thôi. ---------- Chú thích của Ngày ngày viết chữ: (*) vạy cũng có nghĩa là đoạn, lóng. (**) thiểm thước nghĩa là mập mờ, úp mở, không rõ ràng không thẳng thắn. ----------- #chuyệnchữchuyệnnghĩa

★ Khúc mắt ★ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: "Khúc" là "vạy(*), đoạn, khoản, c