Mạng Xã Hội Việt Nam Mạng Xã Hội Việt Nam
    #cuagocongnghiep #cuanhuagocomposite #cuanhuaabs #cuanhuacomposite #cuanhuahanquoc
    Tìm nâng cao
  • Đăng nhập
  • Đăng Ký

  • Chế độ ban đêm
  • © 2023 Mạng Xã Hội Việt Nam
    Giới thiệu • Liên hệ • Bảo mật • Điều khoản

    Lựa chọn Language

  • English
  • Arabic
  • Dutch
  • French
  • German
  • Italian
  • Portuguese
  • Russian
  • Spanish
  • Turkish
  • Vietnamese

Sự Kiện

Các sự kiện Sự kiện của tôi

Bản Tin

Các bài đăng

Chợ

Sản phẩm mới

Thêm

Khám phá Xem Nhiều Games Movies Việc làm Săn khuyến mãi
Sự Kiện Chợ Bản Tin Xem tất cả
thành phạm
User Image
Kéo để thay đổi vị trí ảnh bìa
thành phạm

thành phạm

@thanhphambiztime
  • Timeline
  • Các nhóm
  • Thích
  • Bạn bè 117
  • Ảnh
  • Video
117 Bạn bè
116 bài đăng
Nam
08-03-80
Sống ở
image
image
image
image
image
image

thành phạm
thành phạm
3 n

PHẦN KIẾT TẬP LỜI DẠY CỦA NHƯ LAI:
Sau khi Như Lai diệt độ, hãy ghi chép tất cả những lời dạy của Như Lai trong suốt 49 năm, phân chia ra làm 4 phần:
1- Các lời dạy 15 năm đầu của Như Lai dạy, tất cả các môn thiền Quán để đạt những hiện tượng và thần thông nhẹ, gọi là pháp môn nguyên thủy.
2- Các lời dạy 15 năm kế tiếp của Như Lai, tất cả lý luận gọi là trung đạo.
3-Các lời dạy 15 năm sau nữa, Như Lai dạy, các pháp môn thiền Nghi, Tìm gọi là pháp môn Đại thừa.
4- Bốn năm sau cùng,Như Lai dạy Thanh tịnh Thiền. Đây là pháp môn Thiền mà hoài bão của Như Lai muốn dạy cho chúng sanh ở cõi Ta bà này. Vì quá đơn giản mà lại thành tựu cao nhất, sâu mầu nhất, trùm khắp nhất. Nhưng trái ngược với sự hiểu biết của loài người ở thế giới này, nên rất ít người tin. Vì sao vậy? Vì loài người cứ mãi chạy tìm kiếm bên ngoài, không chịu quay trở lại mình, thích cầu xin người này, khẩn lạy người nọ.
Sự sống tánh Phật, nó ở trong vỏ bọc của tánh Phật, nó là cái Chân như, tức như vậy thôi.Mà loài người cứ đi cầu người này, khẩn lạy người kia, thân tâm họ cũng ở trong lục đạo luân hồi như bao nhiêu người khác, họ chưa giúp được họ, thì làm sao giúp mình được. Sở dĩ nhiều người cầu xin khẩn lạy là có 3 nguyên nhân như sau:
1- Người đứng ra tổ chức đó được lợi rất lớn.
2- Họ thấy loài người nói gì cũng nghe và tin.
3: Vì vậy, họ chỉ cần ăn no, ở không, tưởng tượng nhiều chuyện để dụ những người ngu khờ để lấy tiền.
Đức Phật dạy thêm: Pháp môn này là Tối thượng thừa Thiền, cũng gọi là Như Lai thanh tịnh Thiền. Vì pháp môn thiền Thanh tịnh này, nó có tông và dòng riêng của nó không dính gì đến các pháp môn tu mà Như Lai dạy suốt 45 năm trước. Tuy nhiên, trong suốt 45 năm trước đó,Như Lai có dạy ẩn ý về pháp môn Thanh tịnh Thiền này. Vì sao Như Lai không dạy rõ pháp môn Thanh tịnh Thiền này ở thời ban đầu? Như Lai có dạy, đó là bài pháp" Bụi trần" để độ 5 anh em Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu với Như Lai thuở ban đầu. Như Lai thấy pháp môn Thanh tịnh Thiền này khó quá. Vì pháp môn này là từ bỏ những thứ danh, lợi, địa vị, mà loài người sống trong sức hút của vật lý Âm dương, nên khó có ai thoát ra được.Nếu Như Lai dạy pháp môn Thanh tịnh Thiền này không, thì không ai đến học, đồng nghĩa không giúp cho ai giải thoát được.

image
Thích
Bình luận
thành phạm
thành phạm
3 n

MẠCH NGUỒN THIỀN THANH TỊNH SAO KHÔNG CHẢY VÀO NHỮNG NƯỚC LỚN, MÀ LẠI CHẢY ĐẾN "NƯỚC RỒNG"?
MỤC ĐÍCH CỦA NHƯ LAI DẠY PHÁP MÔN TU NIỆM PHẬT?
Ngài Ca Chiên Diên lại trình thưa hỏi tiếp:
- Kính bạch Đức Thế Tôn: Mạch nguồn Thanh Tịnh thiền chảy vào những nước lớn ở phương Đông, sao các nước lớn không nhận được mà phải đợi chảy đến “Nước Rồng” mới có người nhận, “Nước Rồng” là nước nhỏ ở phương Nam chẳng lẽ lại có duyên lớn như vậy sao?
Đức Phật dạy:
- Này ông Ca Chiên Diên: Như các ông thấy đó, giáo pháp Như Lai dạy ở cõi Ta Bà này, căn bản có 3 pháp môn tu, để đáp ứng cho 5 hạng người:
Một: Thiền Quán, Tưởng: Dành riêng cho những người thích hiện tượng lạ.
Hai: Thiền Nghi, Tìm: Dành riêng cho những người thích tìm kiếm những bí ẩn trong vạn vật.
Ba: Thiền Thanh tịnh: Dành riêng cho những ai muốn giác ngộ giải thoát, trở về quê hương cũ của chính mình.
Ngoài ra, Như Lai có dạy ẩn ý cho những ai thích huyền bí trong cõi này: bằng cách niệm Mật chú; người tu niệm Mật chú này, khi thực hành đúng, sẽ có những hiện tượng rất kỳ đặc, do vật lý thế giới này tựu hội lại.
Như Lai nói rõ: Những hiện tượng này là những thứ dành riêng cho những người ham thích linh thiêng! Vì những hiện tượng ấy là cái bóng do người tu tưởng tượng ra đó mà thôi, không phải là sự thật!
Như Lai có nói đến cảnh giới của Đức Phật A Di Đà: Cảnh giới này dành riêng cho những người ham muốn cảnh đẹp, thích đi chu du nhiều nơi, nên Như Lai nói cảnh ấy rất xa. Mục đích của Như Lai là muốn cho những người tu niệm Phật, niệm cho đến khi nào vô niệm là thấy cảnh giới Đức Phật A Di Đà. Vì thích cảnh giới ấy, nên họ niệm đến khi vô niệm. Họ đâu biết rằng: khi họ niệm được vô niệm, tức khắc, họ được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, cũng có nghĩa là họ đã về đến quê xưa. Đến đây, họ mới biết mình được Như Lai dùng phương tiện độ họ.
Đây là căn bản suốt đời Như Lai dạy ở cõi Ta Bà này. Như các ông biết: các người đầu tiên đến học với Như Lai, Như Lai mới dạy vài pháp môn thiền Quán, Tưởng, họ quán tưởng được thành tựu vội truyền bá pháp môn đó. Do vậy, không nắm hết lời dạy của Như Lai, nên Mạch nguồn Thiền Thanh tịnh không thể nào họ biết được.
Ngài Ca Chiên Diên hết sức vui mừng đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
TRÍCH QUYỂN: "KHAI THỊ THIỀN TÔNG"

Đức Phật dạy về dòng Thiền tông ở các đời sau:
Khi qua 33 đời Tổ Thiền tông, dòng chảy của nguồn Thiền tông phải ẩn một thời gian rất dài. Phải đợi đến khi tại “Đất Rồng” có vị vua đạt được “Bí mật Thiền tông” và được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh”. Vị vua này từ bỏ ngôi vua và rời hoàng cung lên núi ở một mình phổ biến pháp môn Thiền tông học (Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Sau đó, truyền thêm 2 đời Tổ Thiền tông nữa rồi nguồn Thiền tông này lại ẩn Mãi đến thời Mạt Thượng Pháp, cũng tại “Đất Rồng” có vị cư sỹ nữ nhận được “Mạch nguồn Thiền tông” dạy lại cho đệ tử của bà biết
Vì thời bà nhận được “Mạch nguồn Thiền tông”, “Đất Rồng” bị phân chia làm 2 miền Bắc Nam. Do đó, “Mạch nguồn Thiền tông” không phổ biến ra được. Phải đợi đến đời Minh Triết thì “Mạch nguồn Thiền tông” mới khởi dòng chảy lại
Đến thời kỳ này, “Mạch nguồn Thiền tông” được chuyển đổi hẳn
Vì từ khi Như Lai dạy pháp môn Thiền tông học, truyền qua các đời Thượng, Trung, Hạ pháp, không có một người nữ nào đạt được “Bí mật Thiền tông”, phải đợi đến thời Mạt Thượng Pháp, ở tại “Đất Rồng” có một người nữ nhận được “Bí mật Thiền tông”, tiếp sau đó có nhiều người nữ đạt được Như Lai cũng dạy cho các ông rõ: trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Như Lai có đề cập “Long nữ thành Phật” là nói ý này
Vì sao “Đất Rồng” có phước lớn như vậy?
Vì “Đất Rồng” được gọi là “Đất Phật”
Vì nhân dân “Đất Rồng”, họ đã tích công đức nhiều nhất ở thế giới loài người nên họ được hưởng thành quả đó. Hơn nữa, tại “Đất Rồng” có đầy đủ 6 pháp môn Như Lai dạy nơi thế giới này, không có nơi nào khác có được
( Trích quyển 9. Sách trắng Thiền tông)

image
Thích
Bình luận
thành phạm
thành phạm
3 n

NGÀI DUY CA MẬT NÓI VỀ TẠO CÔNG ĐỨC VÀ CÔNG THỨC GIẢI THOÁT:
Phần 2:
Vị nào muốn tạo ra công đức thì phải biết 4 việc như sau:
1-Giúp cho người khác biết được pháp môn thanh tịnh thiền này, mà người đó phải thực hiện thành công, thì mình mới có công đức.
2-Số công đức mà mình tạo ra đó, nó được lưu trữ trong vỏ bọc của tánh phật.
3-Công đức gọi là cực dương nên rất nặng.
4-Tánh phật của mỗi người hiện đang bị tánh người giam giữ ở trong đó. Vì tánh người là cực âm và liên tục co bóp theo chu kỳ của điện từ âm dương. Nghe và biết rõ nhất là co bóp của quả tim.
Quả tim co bóp là có 2 nhiệm vụ như sau:
-Cho máu tuần hoàn khắp châu thân để nuôi sống thân tứ đại này.
-Để cho 16 thứ của tánh người luôn hoạt động, nhờ 16 thứ tánh người luôn hoạt động nên mới sinh ra 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác để cho tánh phật không còn thấy, nghe, nói, biết thanh tịnh nữa.
Nhờ cái ảo giác này mà con người sử dụng cái tưởng mới có hiệu quả như:
Tưởng ông này bà kia làm ra vũ trụ và vạn vật.
Tưởng cầu lạy ai đó họ đổ phước vào đầu mình.
Tưởng cầu xin ai đó họ đem mình đến nơi nào đó để hưởng sung sướng.
Tưởng dụng công ngồi thiền cho thật niêm mật sẽ được giác ngộ và giải thoát.
Cũng vì cái tưởng này mà nó dẫn phật tánh đi khắp nơi trong 6 nẻo luân hồi không ngày cùng.
Cũng vì cái tưởng này mà người khôn lanh bịa ra không biết bao nhiêu chuyện để lừa những người ngu khờ dại dột, để họ ngồi trong mát để hưởng bát vàng.
Phần 3:
Mục đích của người tu theo pháp môn thanh tịnh thiền là không dính với cái tưởng của tánh người. Đồng nghĩa tánh người có tưởng tượng ra bao nhiêu kệ nó, mình đừng chạy theo cái tưởng là đủ.
Ông Duy Ca Mật nhấn mạnh rõ cái tưởng này:
-Cái tưởng là của tánh người.
-Tưởng tượng muôn điều không dính là an.
-Theo tưởng là phải gian nan.
-Không theo vọng tưởng về sang quê mình
Phần 4:
Tánh phật được tự do thoát ra ngoài trung tâm vận hành nhân quả luân hồi để trở về bể tánh thanh tịnh phật tánh.
Đây là công thức tuyệt mật từ trước đến nay chưa dạy chỗ đông người. Hôm nay duyên lành của quý ông bà ngồi đây, nhờ ông A Nan Đà hỏi nên Đức Thế Tôn mới bảo tôi nói chỗ tuyệt mật này.
Ông Duy Ca Mật chắp tay nhìn Đức Phật và nói:
Kính bạch đức thế tôn, phần nói căn bản của pháp môn thanh tịnh thiền, con đã trình bày xong, kính xin đức thế tôn kiểm chứng cho con, còn về phần vượt hải triều dương về phật giới, con không dám trình bày. Vậy kính xin đức thế tôn dạy cho đại chúng và ông A Nan Đà biết, kính xin đức thế tôn chấp nhận lời thỉnh cầu của con.
Đức phật có lời khen ông Duy Ca Mật có lời dạy như sau:
Này ông Duy Ca Mật, Như Lai có lời khen ông và xác nhận ông đã trình bày thật rõ ràng và rành mạch về pháp môn thanh tịn thiền này.
ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG.

image
Thích
Bình luận
thành phạm
thành phạm
3 n

ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT.
Sau cùng, Thái tử Trần Anh Tông đứng ra thưa hỏi Phụ vương:
- Kính thưa Phụ vương! Để kết thúc buổi vấn đáp ngày hôm nay, Phụ vương dạy con sau cùng về căn bản của đạo Phật?
Kính xin Phụ vương dạy con!
Đức vua Trần Nhân Tông dạy:
- Này Thái tử Trần Anh Tông! Về căn bản của đạo Phật có 3 phần:
*Một: Đức Phật chủ trương dạy đạo là giác ngộ và giải thoát, nhưng vì loài người ai cũng thích 2 phần:
1. Ở ngoài đời thích tiền tài và danh.
2. Ở trong chùa thích tu hành có chứng và đắc.
Trong đạo Phật, có một số người lợi dụng đạo Phật để lừa gạt người ngu khờ và dại dột nên bày ra cúng và cầu đủ chuyện. Những người này là những “Con Rận” trong đạo Phật đó!
*Hai: Cốt tủy của đạo Phật là dạy cho con người giác ngộ và giải thoát.
1. Giác ngộ: Hiểu biết rõ ràng, tường tận từ con người, vạn vật, Trái đất, nhân quả luân hồi và trở về Phật giới.
2. Giải thoát: Biết công thức trở về Phật giới.
Nhưng nhiều Thầy tu không hiểu rõ giác ngộ, giải thoát là gì lại cạo đầu, mặc áo tu theo đạo Phật, hành nghề: Cúng, Cầu siêu, Cầu an cho người không hiểu là để lừa lấy tiền của họ!
*Ba: Vì loài người ai cũng sử dụng cái Tưởng và Tham nên Đức Phật dạy thêm 5 pháp môn nữa. Để ai Tưởng và Tham phần nào vào pháp môn đó tu hành:
1- Thích sống trong cảnh thanh tịnh:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Ngày nào cũng ngồi thiền để tâm thanh tịnh.
c. Khi chết được vãng sanh lên cõi trời Vô Sắc sinh sống trong cảnh thanh nhàn và thanh tịnh.
2- Thích sống trong cảnh vui tươi có màu sắc rực rỡ:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Khi làm phước thiện, phải mơ mộng sống trong cảnh vui tươi và rực rỡ.
c. Khi chết được vãng sanh lên cõi trời Hữu Sắc sinh ra và sống trong cảnh vui tươi và rực rỡ.
3- Thích sống trong cảnh vui tươi có màu sắc rực rỡ nhưng thanh tịnh:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Khi làm phước thiện phải mơ mộng sống trong cảnh vui tươi rực rỡ mà thanh tịnh.
c. Khi chết được vãng sanh lên nước Cực Lạc sinh ra và sống ở đây.
4- Thích sống điều hành Tam giới:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Khi làm phước thiện phải mơ mộng sống trong cảnh điều hành Tam giới.
c. Khi chết được vãng sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương sinh ra và sống ở đây.
5- Thích sống trong cảnh vui tươi có cảm giác thật mạnh:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Khi làm phước thiện phải mơ mộng sống ở cõi trời Dục Giới.
c. Khi chết được vãng sanh lên cõi trời Dục Giới sinh ra và sống ở đây.
6- Thích sống trong cảnh trang nghiêm và lễ nghi chuẩn mực:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Khi làm phước thiện phải mơ mộng vào nước trời Thượng Đế sinh sống.
c. Khi chết được vãng sanh lên cõi trời Thượng Đế sinh ra và sống ở đây, được hưởng nghiệp phước Dương trang nghiêm và chuẩn mực.
7- Thích làm Thần:
a. Làm phước thiện thật nhiều.
b. Khi làm phước thiện phải mơ mộng được làm Thần.
c. Khi chết được vào loài Thần sinh ra và sống ở đây.
8- Thích sống mãi trong dòng tộc:
a. Không làm phước cũng không làm ác.
b. Cứ sinh ra rồi chết đi được ở mãi trong dòng tộc.
9- Thích làm loài Ngạ Quỷ:
a. Cứ lừa gạt và giành giật tiền bạc của người khác.
b. Khi chết được vào làm loài Ngạ Quỷ ngay.
10- Muốn làm loài Súc Sanh:
a. Cứ giết thú.
b. Khi chết được đầu thai vào làm loài Thú ngay.
11- Muốn xuống Địa Ngục sống, chỉ cần làm 2 việc như sau:
a. Bịa chuyện linh thiêng để lừa gạt tiền người khác.
b. Gây trọng tội.
c. Khi chết được vào Địa Ngục sống ngay.
12- Thích sống với loài Thực Vật có 2 việc làm:
a. Không biết giác ngộ, giải thoát là gì mà nói mình biết, dụ người ngu khờ đến dạy để họ cúng tiền.
b. Không phải là Thiền sư mà tự xưng mình là Thiền sư, dụ người ngốc đến nghe, để họ đến lạy và cúng tiền.
* Người này khi chết vào loài Thực vật sinh sống rất lâu.
_______
TRÍCH QUYỂN: "ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT VÀ SỰ THẬT NƠI TRÁI ĐẤT NÀY".

image
Thích
Bình luận
thành phạm
thành phạm
3 n

ĐỨC PHẬT TRẢ LỜI VỀ SỰ SỢ HÃI PHẬT TÁNH & SỐ LƯỢNG TAM GIỚI
****************************************************************
Vị thứ mười bốn:
Ngài Ưu Ba Ly :
Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay, bạch cùng Đức Phật rằng :
- Kính bạch Đức Thế Tôn: Lý do gì loài người không dám nhận nơi mình có cái chân thật là Phật tánh, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
ĐỨC PHẬT DẠY :
- Này ông Ưu Ba Ly, loài người không dám nhận có tánh Phật là có 3 nguyên do như
1- Họ thích tìm, kiếm linh thiêng bên ngoài.
2- Họ thích cầu xin và lạy lục người khác
3- Họ không dám nhận mình có khả năng tự giải thoát.
Do vậy, họ phải làm 3 công việc như sau
1- Tìm những người nào nói hay , êm tai, ngon ngọt để nghe, rồi tự nguyện làm tôi tớ hay con cho người ấy.
2- Tìm những người có Thần thông để nương tựa. Vì nương tựa người này, nên người này sai bảo làm gì cũng phải làm.
3- Tìm những người giàu sang, có địa vị hơn người, để xin làm đệ tử, để nương danh người đó.
Trên đây là 3 căn bản của con người sống trong Nhân quả Luân hồi của Vật lý Âm Dương này. Nên khó có người thoát ra được, vì không thoát ra được, nên phải sống bằng cái tưởng của chính họ, nên họ làm những việc như nói trên.
Ngài Ưu Ba Ly lại trình thưa hỏi thêm:
- Kính bạch Đức Thế Tôn: Nơi trái đất này gọi là Thế giới, Đức Thế Tôn có dạy: Tuy là một Thế giới nhưng nó còn nhỏ lắm, lớn hơn Thế giới một chút gọi là Tam giới, tuy là một Tam giới, nhưng vẫn nhỏ. Vậy kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con ngoài Thế giới này ra, còn gọi là gì nữa, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
ĐỨC PHẬT DẠY :
- Này ông Ưu Ba Ly, trái đất mà chúng ta đang sinh sống, gọi theo sự sắp xếp của Như Lai cũng như Mười phương chư Phật như sau:
- Trái đất này gọi là Nam Diêm Phù Đề, cũng gọi Nam Thiện Bội Châu. Nơi trái đất này có 5 loài sống chung là: Thần, Người, Súc Sanh, Ngạ Quỷ và Địa Ngục.
- Ngoài trái đất này ra còn có 5 hành tinh cũng cấu tạo bằng tứ đại như trái đất này.
- Còn có 11 hành tinh cấu tạo bằng 5 màu sắc của điện từ Âm Dương rất đậm, gọi là cõi Trời Dục giới.
- Có 6 hành tinh cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của điện từ Âm Dương, gọi là Lục Quốc Tịnh Độ.
- Có11 hành tinh cũng cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của điện từ Âm Dương, gọi là cõi Tròi Hữu Sắc.
- Có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc, gọi là cõi Trời Vô Sắc.
- Tổng cộng 45 hành tinh như vậy mới gọi là một Tam giới.
- 1000 Tam giới , gọi là 1 Tiểu thiên Thế giới.
- 1 Tiểu thiên Thế giới nhân cho 1000 nữa, số ra này là 1 tỷ Tam giới, gọi là 1 Trung thiên Thế giới.
- Trung thiên Thế giới nhân cho 1000 nữa, số ra này là 1000 tỷ Tam giới, gọi là 1 Đại thiên Thế giới!
Số Đại thiên Thế giới này, Như Lai cũng như Mười phương chư Phật nhìn thấy có Hằng hà sa số không thể đếm hết được. Vì vậy, chư Phật cũng như Như Lai lấy số hạt cát của sông Hằng đem ra ví dụ và nói là có Hằng hà sa số, là ý muốn nói con số không thể nào đếm hết được vậy.
Ngài Ưu Ba Ly lại trình thưa hỏi thêm :
- Kính bạch Đức Thế Tôn : Như Đức Thế Tôn dạy, trong 1 Tam giới có đến 45 hành tinh, ở Thế giới này bị luân chuyển theo Vật lý của điện từ Âm Duong. Vậy, các hành tinh khác có bị luân chuyển theo Vật lý điện từ Âm Dương không?
Vì sao con hỏi như vậy?
- Vì đạo Bà La Môn có dạy cho đệ tử mình. Ai nghe lời dạy của quí Ngài sẽ được lên cõi Trời ở đời đời trên đó, không biết có đúng như vậy không, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
ĐỨC PHẬT DẠY :
- Này ông Ưu Ba Ly và đại chúng: Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Như Lai có dạy: Tam giới vô an du hoả trạch, tức trong Tam giới nơi nào cũng bị lửa Vô thường thiêu đốt cả. Đã bị lửa Vô thường thiêu đốt, tức còn bị trong vòng luân hồi và sức cuốn hút của điện từ Âm Dương. Vì vậy, Tam giới không nơi nào sống đời đời cả.
ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG.

image
Thích
Bình luận
Xem thêm bài đăng

Unfriend

Are you sure you want to unfriend?

Báo người xấu

Important!

Are you sure that you want to remove this member from your family?

Điều chỉnh ảnh đại diện

avatar

Sửa khuyến mãi

Đăng bán ngay

Mô tả chi tiết sản phẩm của bạn.