Judo bảo vệ bản thân
Judo bảo vệ bản thân

Judo bảo vệ bản thân

@Judobaovebanthan

Day 5 - Tatami 2: World Judo Championships Hungary 2021
#judobaovebanthan
link:

Khởi đầu đặc biệt cho giải Vô địch Judo toàn quốc

Ngày đầu tiên (4.1 ở giải đấu quan trọng nhất trong năm của judo Việt Nam đã diễn ra với 5 bài quyền, điều rất khác so với những năm trước.
Giải Vô địch Judo toàn quốc năm 2020 được tổ chức tại tỉnh Bình Dương từ ngày 1 - 9.10, với 24 đơn vị và hơn 200 vận động viên tham dự. Nếu như nhắc tới judo, nhiều người chỉ biết đến phần thi đối kháng thì tại giải năm nay, nội dung quyền thuật đã có một vị trí quan trọng. Lần đầu tiên, giải Judo toàn quốc có đủ 5 bài quyền (kata) của hệ thống thi đấu quốc tế: Nage no Kata (bài quyền về các đòn quật ngã), Katame no Kata (bài quyền về các kỹ thuật đè, khóa, siết của địa chiến), Kime no Kata (bài quyền về tự vệ), Kodokan Goshin Jutsu (bài quyền về tự vệ hiện đại), Ju no Kata (bài quyền về sự nhu hòa, uyển chuyển).
#judobaovebanthan
link: https://thanhnien.vn/the-thao/....toan-canh-the-thao/k

Judo Việt Nam đẩy mạnh phát triển quyền thuật

Judo Việt Nam đang dần mở rộng việc đào tạo, tập luyện và thi đấu nội dung kata (quyền thuật) một cách bài bản, theo đúng xu hướng chung của thế giới.
Tại giải Vô địch Judo toàn quốc 2020 hồi đầu tháng 10 vừa qua ở Bình Dương, lần đầu tiên toàn bộ 5 bài quyền trong hệ thống thi đấu quốc tế đã được chính thức tranh tài. Và ở giải Vô địch các câu lạc bộ Judo toàn quốc diễn ra từ ngày 23 - 30.10 tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quốc phòng 2 - Quân khu 7, 5 bài quyền nói trên tiếp tục góp mặt. Trước thềm giải đấu, một kỳ tập huấn kata toàn quốc đã được tổ chức để cập nhật và phổ biến thêm về quyền thuật cho các huấn luyện viên và vận động viên đến từ khắp các tỉnh thành. Dự kiến, nội dung kata cũng sẽ được đưa vào thi đấu ở SEA Games 31 tại Việt Nam vào năm sau.
Tuy cho đến nay, quyền thuật mới bắt đầu được giảng dạy đầy đủ hơn ở Việt Nam (trước đây, phổ biến nhất chỉ có 2 bài quyền Nage no Kata và Katame no Kata vì là nội dung để thi huyền đai), nhưng kata cùng với randori (đối luyện tự do) được Tổ sư judo Jigoro Kano xem là “hai nền tảng không thể thiếu trong việc tập luyện kỹ thuật” của môn võ này. Trong bài viết “Kata to randori no shokunō ni tsuite” (tạm dịch: “Về vai trò của kata và randori”) vào tháng 12.1934, Tổ sư Kano phân tích: “Cả hai hình thức tập luyện có tác dụng bổ trợ qua lại cho nhau. Vì randori cho thấy hiệu quả và ích lợi rất lớn nên nhiều người có xu hướng xem trọng cách tập này mà bỏ quên kata. Tuy nhiên, trong lúc đấu randori, khó có thể cùng lúc áp dụng được đầy đủ các kỹ thuật nên nếu muốn tập luyện một cách toàn diện các đòn thế thì cần phải có các bài quyền. Điều này cũng giống như bạn có thể dạy ngữ pháp thông qua một bài tập làm văn, nhưng nếu muốn thật sự đi sâu vào ngữ pháp thì phải dành giờ học riêng cho ngữ pháp”.
Thực tế, ở Nhật Bản - quê hương của judo và các nước mạnh về môn này như Pháp, kata rất được xem trọng. Tại Pháp, chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp (kéo dài khoảng 9 tháng) dành rất nhiều thời lượng cho 5 bài quyền của hệ thống thi đấu quốc tế và để tốt nghiệp, học viên bắt buộc phải thuần thục cả 5 bài. Rất nhiều câu lạc bộ judo ở nước này trong thời khóa biểu hằng tuần luôn có một buổi tập dành riêng cho kata. Gần đây nhất, hồi tháng 9.2019, Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF) và Kodokan - tổ đường của môn judo (trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) đã chính thức ra mắt Kodomo no Kata, bài quyền dành cho trẻ em, chủ yếu gồm những kỹ thuật cơ bản. Bài quyền này được IJF và Kodokan phối hợp với các chuyên gia của Liên đoàn Judo Pháp để thực hiện, đã được dạy thử nghiệm tại Pháp và Nhật nhiều tháng trước khi công bố.
Kỳ tập huấn kata toàn quốc từ ngày 22 - 24.10 do các võ sư Cao Ngọc Phương Trinh, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Tài giảng dạy. Cả 3 võ sư đều có nhiều năm nghiên cứu về quyền thuật và có bằng giám khảo kata châu Á. Có thể nhận thấy các học viên đều rất hào hứng khi được học những bài quyền mới, hoặc được cung cấp thêm nhiều chi tiết chuyên sâu về các bài quyền đã biết. Trao đổi với Thanh Niên, HLV Đinh Thị Tố Loan của đơn vị Thủ Đức cho biết: “Trước đây, tôi tập quyền chủ yếu chuẩn bị cho các kỳ thi đai đen, không tìm hiểu sâu nên không thấy thích lắm. Đợt này, được các thầy cô giảng dạy chi tiết, được tập và hiểu hơn về các bài quyền trước đây chỉ mới nhìn chứ chưa thử bao giờ nên mới ‘thấm’ và thấy rất hay. Tôi dự định sẽ phát triển thêm về kata ở quận mình cho các võ sinh tập luyện”.
Đối với những vận động viên chuyên về thi quyền thì càng tập chuyên sâu, càng nhận ra được “sức hút” của nội dung này. Vận động viên Trần Quốc Cường (đơn vị Quân đội), huy chương vàng Giải Kata châu Á năm 2019 tại Thái Lan, nội dung quyền Kodokan Goshin Jutsu chia sẻ: “Khi nghiên cứu sâu, dành nhiều thời gian để tập luyện quyền, tôi đã hiểu thêm về những nguyên lý trong môn võ của mình, tại sao phải kéo tay như vậy; đòn thế phải đánh đúng hướng nhằm mục đích gì; cách thức làm mất thăng bằng đối phương, hoặc ‘tá lực đả lực’… Nhờ vậy, khi đứng lớp giảng dạy, tôi truyền đạt, giải thích rõ ràng hơn, giúp cho học trò hiểu về đòn thế để dễ nhớ và dễ thực hiện”.
Từ những bước đi đầu tiên tại các giải trong nước, hy vọng rằng kata sẽ có thêm nhiều điều kiện để được phát triển một cách rộng rãi trong làng judo Việt Nam. Đây là một hướng đi rất đúng đắn, sẽ giúp cho việc huấn luyện kỹ thuật của các vận động viên trở nên “căn cơ” hơn. Ngoài ra, các bài quyền phù hợp với mọi đối tượng tập luyện, từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên hoàn toàn có thể đồng hành với mục tiêu phát triển phong trào judo nói riêng và thể thao nói chung.
#judobaovebanthan
link: https://thanhnien.vn/the-thao/....toan-canh-the-thao/j

image

CHÍNH PHỦ, BỘ Y TẾ CẦN BẠN GIÚP MỘT STATUS TRÊN BIZTIME CỦA BẠN!
Xin mọi hãy chia sẻ thông điệp này.
1. Hãy kêu gọi mọi người không tụ tập đông người, không ra đường nếu không thực sự cần thiết. Hãy thả phẫn nộ vào những status kêu gọi tụ tập ăn chơi hay những hình ảnh họp nhóm đông người để bày tỏ thái độ của bạn!
2. Hãy nhắc nhở bạn bè của bạn ra đường bắt buộc phải đeo khẩu trang. Ở Ấn Độ người ta phạt roi những ai không đeo khẩu trang. Ở Việt Nam, nghị định xử phạt hành chính từ 1.000.000 đến 3.000.000 với các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.
3. Đừng kỳ thị những người đang tự cách ly. Họ là những người tuân thủ tự giác rồi. Với gần 50.000 người đang tự cách ly, họ có thể là bạn bè người thân của bạn. Hãy động viên họ. Hãy lên án những kẻ trốn cách ly.
4. Hãy nhắc bạn bè rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét đến 2 mét khi đi chợ, xếp hàng.
5. Khai báo y tế, kêu gọi bạn bè khai báo y tế với các trường hợp nhập cảnh từ 8/3 đến nay.
6. Đừng đi đâu cả. Hãy ở yên trong nhà tránh làm xáo trộn nỗ lực chống dịch của chính phủ và bộ y tế.
7. Hãy kêu gọi đóng góp tài chính cho cuộc chiến này. Hiện tại nguồn tài chính quyên góp được đã lên tới 500 tỷ. Hãy cảm ơn những mạnh thường quân bằng việc sử dụng các sản phẩm của họ.
8. Đừng share những tin tức gây hoang mang dư luận khiến chính những người thân của bạn cũng âu lo theo.
9. Đừng nghi ngờ bất kể sự tử tế nào hay những người đóng góp cho cuộc chiến. Bất kể thế nào họ cũng đang HÀNH ĐỘNG chứ không phải chỉ nói suông.
10. Giữ cho chính bản thân bạn sự BÌNH TĨNH vì bạn bình tĩnh bạn sẽ mạnh mẽ để người thân của bạn yên tâm hơn.
Copy cũng được. Share cũng được. Xin hãy dành ít nhất 1 status lan truyền đi tinh thần chống dịch của bạn. Mỗi biztime sẽ là một chiến binh ra trận góp sức cùng Chính phủ và Bộ Y tế lúc này!
Cám ơn các bạn!!! ??

image

Judo người khiếm thị hướng đến ASEAN Para Games 2021
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động thể thao cấp quốc gia dành cho người khuyết tật (diễn ra từ ngày 21-11 đến 23-12 tại TPHCM) do Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố phối hợp cùng Tổng cục TDTT, Hiệp hội Paralympic Việt Nam tổ chức, giải Vô địch Cúp các CLB Judo người khiếm thị toàn quốc năm 2020 sẽ là cơ sở giúp các chuyên gia tuyển chọn lực lượng vận động viên chuẩn bị cho ASEAN Para Games 2021.
Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (ASEAN Para Games 11) sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 12-2021 với 11 môn thi: điền kinh, bơi lội, cử tạ, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, Boccia, quần vợt, Judo người khiếm thị, bóng lăn người khiếm thị và bắn cung. Trong đó, Judo người khiếm thị là một trong 5 môn đã được Tổng cục TDTT và Hiệp hội Paralympic Việt Nam đồng ý giao cho TPHCM chịu trách nhiệm.
Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển Judo cho người khiếm thị, TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động, giải đấu để các VĐV đặc biệt này có cơ hội tập luyện và thi đấu để minh chứng năng lực, giá trị bản thân của mình.
Nhằm chuẩn bị lực lượng VĐV Judo người khiếm thị tham dự ASEAN Para Games 2021, giải Vô địch Cúp các CLB Judo người khiếm thị toàn quốc năm 2020 diễn ra từ ngày 28-11 đến 29-11 tại Nhà tập luyện Phú Thọ (Quận 11) sẽ là cơ sở để các nhà tuyển trạch chọn lựa VĐV, thành lập đội tuyển tập huấn để thi đấu đạt kết quả tốt nhất.
Giải lần này có gần 50 VĐV Judo khiếm thị đến từ Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật Thăng Long, Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu và Câu lạc bộ Himlam Riverside Judo for Kids. Các VĐV tham gia tranh tài ở 9 hạng cân đối kháng cá nhân nam, nữ.
Ông Bùi Khắc Lâm - Chủ tịch Liên đoàn Judo TPHCM - cho biết: "Thể dục thể thao là một trong những phương tiện có thể giúp cho người khuyết tật có thêm sức khỏe, yêu đời và sự tự tin trong cuộc sống. Trong nhiều năm qua, Judo đã chứng minh được sức hút của mình, đây là môn thể thao phù hợp với người khiếm thị, giúp họ rèn luyện được sức khỏe, tự tin hòa nhập với cộng đồng. Tại giải đấu năm nay, lực lượng VĐV tương đối mạnh, các em đã tham gia tập luyện Judo trong nhiều năm và có kỹ thuật chuyên môn vững chắc. Từ đó, chúng tôi sẽ lựa chọn ra những gương mặt ưu tú để thành lập đội tuyển chuẩn bị cho ASEAN Para Games năm sau. Sau giải, các VĐV sẽ tập trung tập luyện thường xuyên tại CLB thể thao Phú Thọ và CLB thể thao quận 10. Tiếp đến, Liên đoàn cũng có kế hoạch đưa các em tham gia tập huấn tại các tỉnh, thành".
#judobaovebanthan
link: https://thethao.sggp.org.vn/ju....do-nguoi-khiem-thi-h

image