T.H.E Giải trí - Đàm đạo văn học
T.H.E Giải trí - Đàm đạo văn học

T.H.E Giải trí - Đàm đạo văn học

9 Thành viên

TRIỆU VÂN HAY LỮ BỐ MỚI ĐÁNG DANH CHIẾN THẦN ?
Vẫn có rất nhiều ý kiến cho rằng: Triệu Vân mới xứng đáng là Tam Quốc Đệ Nhất Danh Tướng, Lữ Bố không thể sánh bằng
Thật đáng tiếc là khi sinh thời, 2 vị võ tướng này chưa từng có dịp qua chiêu với nhau để chứng thực suy nghĩ của đông đảo người đọc.
Mặc dù được nhận định là vô mưu nhưng không ai có thể phủ nhận, Lữ Bố quả thực rất mạnh. Chỉ riêng lần giao tranh với Tam Anh (Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi) mà không chết đã chứng minh được điều này. Trên khắp các chiến trường, hình ảnh vị tướng quân cưỡi Xích Thố, tay cầm Phương Thiên Họa Kích đã trở thành cơn ác mộng đối với bất kỳ binh sĩ nào. Xếp hạng Lữ Bố là kẻ mạnh nhất thời kỳ này cũng không sai chút nào.
Nói về sức mạnh, từng có lần, Lữ Bố phải rút lui khi đối mặt với Lục Tướng nhà Ngụy là: Điển Vi, Lý Điển, Hứa Chử, Nhạc Tiến, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên. Thế nhưng, Triệu Vân còn kinh khủng hơn, ông ra vào trại giặc như chỗ không người. Còn nhớ lần Triệu Vân cứu Lưu Thiện khỏi vòng vây quân Tào, dù một mình một ngựa nhưng ông vẫn có thể chém chết 50 tướng, chặt gãy 2 lá cờ to và còn lấy được thanh gươm Thanh Công quý giá của Tào Tháo (tương truyền là thanh kiếm có thể chém gãy mọi loại binh khí). Vậy thì là do Triệu Vân đã may mắn hay Lữ Bố khi ấy gặp vận đen?
Tiếp đó, đề cập tới cách cầm quân, có thể khẳng định Lữ Bố thua Triệu Vân một bậc. Vị danh tướng nhà Thục tỏ ra rất chắc chắn trên trận mạc. Ông nắm bắt tình hình rất nhanh và lợi dụng được yếu điểm của địch để phản công chóng vánh. Từng có lần Triệu Vân cùng vài chục kị binh đi thám thính bị quân Tào phát hiện, đuổi giết. Ông bình tĩnh cùng đồng đội phá vỡ vòng vây, vừa đánh vừa lui. Khi thấy bộ tướng Trương Ký còn mắc kẹt, ông lại thúc quân quay lại giải cứu.

Khi về trại, Trương Ký thấy quân Tào đuổi tới, sợ hãi đòi đóng cổng phòng thủ nhưng Triệu Vân phản bác. Ông để mở toang cổng, dặn binh sĩ trốn đi. Quân Tào đuổi đến thấy im hơi lặng tiếng tưởng có mai phục nên nhanh chóng lui binh. Lúc ấy, Triệu Vân mới cho bắn tên, thúc trống và cùng quân đuổi theo giết. Trận này quân Tào bị dồn tới bờ sông Hán Thủy, dẫm đạp lên nhau mà chết rất nhiều.
Trong khi đó, hầu hết các lần Lữ Bố thắng trận đều nhờ mưu kế của kẻ khác. Như lần suýt nữa giết được Tào Tháo ở Bộc Dương cũng là do Trần Cung góp công. Đa phần sử gia đều cho rằng, Lữ Bố làm việc rất khinh suất lại hay tạo phản, chỉ mưu lợi cho mình. Những người từng giúp ông như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Trương Dương, Viên Thuật, Lưu Bị rồi đến lúc cuối lại bị ông phản.
Trở lại với vấn đề ở đầu bài, đúng là không phải tự nhiên Triệu Vân lại được ủng hộ đến thế. Về chữ dũng, 2 nhân vật này không hề kém cạnh nhau chút nào. Còn ở chữ mưu, khác với Lữ Bố bất trung, Triệu Vân lại hết lòng phò tá Lưu Bị suốt cả cuộc đời. Có lẽ đây chính là lý do mà ông không có “tiếng tăm” lẫy lừng như đối thủ. Thử nghĩ xem, nếu ngày ấy, Triệu Vân cũng một mực đánh thiên hạ cho riêng mình thì Lữ Bố liệu có cơ hội được người đời biết đến nhiều đến thế?
#THE #Target_Human_Education #Biz #BizTime #cine #story #phim #truyện

image

Chào các bạn,
chạy
“Ba mươi sáu kế, chạy là kế hay nhất”. Đây là kế cuối cùng trong 36 kế trong binh pháp, mà người ta nói là của Tôn tử trong “Tôn Tử Binh Pháp” (1). Đại đa số bình giải gia, khi bình giải kế này, đều giải rằng khi mình không đủ sức đánh thì chạy là hay nhất để bảo toàn lực lượng, tìm cơ hội tấn công sau này.

Nhưng nếu chỉ bình giải như vậy thì e rằng chúng ta chưa hiểu được tài năng của chiến lược gia số một của thế giới đông tây kim cổ. Tất cả mọi người trên thế giới, từ con nít 5, 7 tuổi đến người lớn đều biết và đều đã tự trải nghiệm không đánh nổi thì chạy. Thế thì việc gì phải cần đến Tôn tử ?

Đọc lại câu “Ba mươi sáu kế, chạy là kế hay nhất”. Chạy là kế hay nhất trong 36 kế của binh pháp, không phải là kế cuối cùng khi mình không đủ sức đánh. 36 kế trong binh pháp gồm rất nhiều kế lừng danh kim cổ như dương đông kích tây, điệu hổ ly sơn, nhất tiển hạ song điêu, mỹ nhân kế, khích tướng kế… Nhưng tất cả kế này đều thua kế chạy—tam thập lục kế tẩu vi thượng sách.

Thế thì “chạy” có gì cao siêu?

Thưa, “chạy” có nghĩa là bỏ chạy, tránh đi để không đánh nhau. Đây là tránh đánh nhau, dù là mình đủ sức đánh hay không đủ sức đánh.

1. Tránh đánh nhau để không có chiến tranh, để có thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình.

Tôn tử nói: Trong phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. (Tôn Tử Binh Pháp, chương 3: Mưu công).

Có nghĩa là: Chính sách cao nhất là thắng địch mà không cần đánh. Tức là chiến thắng bằng đường lối hòa bình—qua phô trương lực lượng, ngoại giao, thương thảo, đạo đức, thuyết phục…

Nếu muốn chiến thắng bằng các đường lối hòa bình, thì thường là khi người ta đánh mình, mình tìm cách nhịn nhục, không đánh lại, để dùng thời gian thực hiện các biện pháp chiến thắng bằng các đường lối hòa binh.

Cho nên mới nói là “tẩu vi thượng sách”, chạy là hay nhất.

2. Ngay cả khi ta muốn đánh nhau, nếu sức mạnh ngang ngửa, trực diện chống lại mũi dùi tấn công của địch thường là hạ sách, vì trực diện như thế thì thường là bị thiệt hại. Cách chiến đấu tốt thường là tránh mũi dùi tấn công, tức là “chạy”, để tấn công lại từ một hướng khác, như là bên hông của địch (gần như là dương đông kích tây), hay là chạy để đưa địch đi xa hơn vị trí phòng thủ ban đầu (gần như là điệu hổ ly sơn), hay là chuyển vị thế đứng yên của ta thành vị trí chuyển động biến hóa (du long chuyển phượng – dời rồng chuyển phượng), hay vô trung sinh hữu (biến cái kín đáo của địch KHÔNG có chỗ cho ta tấn công, thành cái hở do tiến tới tấn công ta để CÓ chỗ cho ta tấn công)…

Tức là “chạy” là chuyển động biến hóa.

Cho nên dù là ta muốn dùng chỉ biện pháp hòa bình, hay muốn tác chiến kiểu biến ảo thực hư hư thực, thì “chạy” vẫn là nền tảng.

Cho nên các bạn đừng ngại “chạy” trong đời.

Chúc các bạn lăng ba vi bộ.
#THE #Target_Human_Education #Biz #BizTime #cine #story #phim #truyện

image

KHỔNG MINH CẢ ĐỜI ĐI MƯỢN, MƯỢN CẢ TRỜI NHƯNG LẠI KHÔNG MƯỢN ĐƯỢC " THIÊN Ý "

1. Mượn Kinh Châu từ tay Lưu Kỳ

Năm 208, Lưu Biểu mất , trong lúc cả thành Kinh Tương còn đang loạn thế. Khi ấy GCL đã ngỏ ý muộn Lưu Bị mượn luôn thành Kinh Châu để gây dựng cơ nghiệp, chỉ tiếc Bị dép lào lại sợ mất đi thanh danh mà bỏ lỡ cơ hội để rồi bị Tào Tháo đánh cho phải chạy sang cầu cứu Đông Ngô.

2. Thuyền cỏ mượn tên, Tào Tháo uất hận chém hàng tướng.

Trước trận đại chiến Xích Bích, quân Đông Ngô không đủ có lượng mũi tên cần thiết để có thể giao chiến với phe Tào Ngụy, GCL đã xin lấy đầu mình ra đánh cược về việc sẽ cung cấp đủ số tên mà Chu Du cần. Lợi dụng 1 đêm có mây mù và tính đa nghi của Thái Mạo, Trương Doãn chỉ trong 1 đêm GCL đã lấy 10 vạn mũi tên của Tào Tháo mà không mất một binh một tốt. Còn khiến cho Tào Tháo vì tức giận mà chém đi 2 vị tướng Thủy quân duy nhất của mình để rồi dẫn đến chiến bại tại Xích Bích.

3. Mượn gió đông khích lệ tướng sĩ

Trước trận chiến Xích Bích, Chu Du từng hỏi GCL rằng nếu như không có gió đông thì kế Hỏa công không thể thành. GCL cũng tuyên bố trước ba quân sẽ có thể lập đàn xin gió đông. Với tài năng xem thiên văn của mình, GCL lại một lần nữa " khiến " gió đông nổi lên, làm cho lòng quân phấn khích vì nghĩ rằng ông trời cũng giúp mình, nên vậy chỉ Đông Ngô chỉ có 3 vạn quân mã cũng đủ để đánh tam 100 vạn quân Tào Ngụy.

4. Mượn Kinh Châu, Chu Du uất hận thổ huyết lâm bệnh

Sau trận chiến Xích Bích, Chu Du mượn thế đem quân tấn công Kinh Châu nhưng mấy tháng trời vẫn bất phân thắng bại, đến mức bị trúng một mũi tên trọng thương mới có thể lừa được Tào Nhân ra khỏi thành để đem quân đánh úp, nào ngờ vừa đến chân thành đã thấy Triệu Tử Long đứng trên cổng thành vẫy tay chào đón. Triệu Tử Long gửi lời của GCL cho Chu Du : " Cảm ơn Đô đốc cho mượn thành. Chu lang diệu kế bình thiên hạ, đã mất phu nhân còn thiệt binh . " Khiến cho Chu Du uất hận mà hộc máu khiến cho vết thương cũ lại năng hơn. sau một thời gian thì không qua khỏi rồi mất.

5. Cả đời đi mượn nhưng quên mượn " thiên ý "

Cả đời GCL đi mượn của người này, người kia để gây dựng nên bá nghiệp cho Lưu Bị nhưng lại quên mượn mất ý trời. Lục xuất Kỳ sơn chẳng một lần thành công, tất cả chỉ vì những lý do trời ơi đất hỡi khiến cho GCL phải lui binh. Đến lần cuối cùng, gần như chiến thắng đã nằm trong tay khi sắp hóa thiêu Tư Mã Ý thì trời lại đổ mưa ở một vùng đất mà nhiều tháng không mưa. Đến lúc này sức đã tàn, lực đã kiệt GCL cũng uất hận mà nhìn lên trời rồi than 2 chữ " Ý TRỜI ".

Cả đời bạn có thể đi mượn, nhưng nhớ trả nhé, không thì cũng uất hận như a Lượng râu thôi. hiuhiu
#THE #Target_Human_Education #Biz #BizTime #cine #story #phim #truyện

image